Tại sao người Anh thất bại ở Champions League?

05/03/2012 10:07 GMT+7

(TNO) Thua đến 0-4 ở trận lượt đi, Arsenal không còn chút hy vọng nào trước trận lượt về với AC Milan. Và nếu Chelsea cũng không đảo ngược được thất bại 1-3 ở trận lượt đi trước Napoli thì Premier League sẽ bị xóa tên trước vòng tứ kết Champions League.

(TNO) Thua đến 0-4 ở trận lượt đi, Arsenal không còn chút hy vọng nào trước trận lượt về với AC Milan. Và nếu Chelsea cũng không đảo ngược được thất bại 1-3 ở trận lượt đi trước Napoli thì Premier League sẽ bị xóa tên trước vòng tứ kết Champions League.

Trận Liverpool - Arsenal (1-2) trong đêm thứ bảy nói lên rất rõ đặc điểm của bóng đá Anh: chiến thắng thường không đến với đội bóng tỏ ra vượt trội. Thật ra, đấy chỉ là sự vượt trội về mặt hình ảnh (kiểu như Liverpool có đến 12 quả phạt góc, Arsenal không có quả nào), nhưng hiệu quả thì lại không cao.

Đấy cũng là đặc điểm chung của các đội mạnh ở Premier League. Bóng đá Anh thiên về sự giải trí nên các đội mạnh rất cần thể hiện hình ảnh bề ngoài.

Giai đoạn cực thịnh của bóng đá Anh ở Premier League là từ mùa bóng 2004-2005 đến mùa bóng 2008-2009. Họ luôn có đại diện lọt vào chung kết, vô địch 2 lần, và có một trận chung kết “nội bộ”. Khi ấy, tỷ lệ ghi bàn bình quân ở Premier League là 2,5 bàn/trận. Suốt 5 mùa bóng trước đó, khi không có đại diện nào vào đến chung kết Champions League, tỷ lệ ghi bàn bình quân ở Premier League là 2,65 bàn/trận. Còn sau đó (từ năm 2009 đến nay), tỷ lệ ghi bàn bình quân ở Premier League là 2,8 bàn/trận.

Có nghĩa, số bàn thắng ở Premier League tỷ lệ nghịch với mức độ thành công của các đại diện Premier League trên sân cỏ Champions League?

Số bàn thắng cao không nhất thiết phải nói lên sức mạnh tấn công. Đấy còn có thể là điểm yếu về phòng thủ và kỷ luật chiến thuật. Cách đây không lâu, Arsenal thắng Tottenham đến 5-2. Trước đó (cũng trong mùa này), Premier League đã xuất hiện những tỷ số kỳ lạ như 8-2, 1-6, 3-5, 3-3, 1-5, khi các đội mạnh gặp nhau.

Một đội mạnh như M.U mà thua đến 1-6 ngay tại sân nhà thì đấy là chi tiết không thể chấp nhận về mặt chuyên môn. Một cách tổng quát, khi tỷ lệ ghi bàn trong các trận “đinh” ở Premier League lên đến 4,9 bàn/trận, thì đấy không bao giờ là con số thích hợp với bóng đá đỉnh cao.

Dân Anh thích xem thứ bóng đá như vậy (còn trong thời kỳ thành công ở Champions League, họ lại rên rỉ trước những trận đấu “chán ngắt” của Chelsea, Liverpool hoặc M.U, chỉ khen mỗi Arsenal). Nhưng muốn có tính giải trí cao thì dĩ nhiên không thể đòi hỏi thành công ở Champions League.

Nguyễn Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.