Chống hooligan tại châu Âu

21/07/2010 09:21 GMT+7

Tại châu Âu, hooligan đã từng trở thành nỗi kinh hoàng với chính quyền và các CĐV chân chính. Nhưng nhờ các biện pháp cứng rắn, khoa học và đồng bộ, vấn nạn hooligan đã được giải quyết.

Cứng rắn, khoa học và đồng bộ, tệ nạn hooligan sẽ được ngăn chặn - Ảnh: Reuters

Tại châu Âu, hooligan đã từng trở thành nỗi kinh hoàng với chính quyền và các CĐV chân chính. Nhưng nhờ các biện pháp cứng rắn, khoa học và đồng bộ, vấn nạn hooligan đã được giải quyết.

Tại Ý, chỉ cần cảnh sát đánh hơi được mùi nguy hiểm trong các trận đấu tại Serie A, họ sẽ thông báo cho các CLB không được để CĐV đến sân khách. Chẳng hạn vào cuối tháng 11.2007, khi các CĐv quá khích muốn làm loạn vì việc cảnh sát bắn chết một CĐV của Lazio, chính quyền đã ban hành lệnh cấm các CĐV một loạt đội bóng lớn như Genoa, Napoli, Inter, Lazio và nhiều CLB ở các giải hạng dưới theo đội nhà đến sân khách.

Treo sân cũng là một hình phạt của LĐBĐ Ý để răn đe các đội phải đảm bảo an ninh khi chơi trên sân nhà. Tháng 2.2007, cái chết của viên cảnh sát Filippo Raciti khi làm nhiệm vụ trong trận Catania – Palermo đã khiến Catania không được thi đấu trên sân nhà đến hết giải, các CĐV của họ cũng bị cấm đến sân xem đội nhà thi đấu suốt 3 tháng.

Trong các trận đấu ở châu Âu, UEFA thường có những án phạt rất nghiêm khắc cho các đội khi CĐV quậy. Năm 2006, Feyenoord (Hà Lan) vì để CĐV quậy khi làm khách trên sân của Nancy – Pháp đã bị UEFA phạt tiền và loại luôn khỏi giải. Tại vòng loại Euro 2008, Đan Mạch để CĐV tấn công trọng tài trong trận đấu với Thụy Điển. Ngoài việc bị xử thua 0-3, Đan Mạch còn phải thi đấu trên sân nhà trong các trận đấu cách Copenhagen hàng trăm cây số.

Nhìn chung, UEFA chú trọng ngăn chặn mối nguy hiểm từ trong trứng nước. Trận chung kết Champions League giữa Chelsea và M.U năm 2008 tại Nga được đánh giá là rất nóng. Các CĐV nổi tiếng quậy không thể sang Nga vì không có vé.

Nhật Minh
(Tổng hợp)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.