Chủ tịch UEFA Michel Platini bị tố nhận tiền lót tay

26/04/2015 19:02 GMT+7

(TNO) Trong danh sách các quan chức nhận tiền lót tay để vận động cho Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022 do trang Mail on Sunday vừa tiết lộ, có đương kim Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) Michel Platini và 2 cựu Phó chủ tịch FIFA.

(TNO) Trong danh sách các quan chức nhận tiền lót tay để vận động cho Qatar giành quyền đăng cai World Cup 2022 do trangMail on Sunday vừa tiết lộ, có đương kim Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) Michel Platini và 2 cựu Phó chủ tịch FIFA.
Chủ tịch UEFA Michel Platini (phải) và cựu Phó chủ tịch FIFA Jack Warner là hai trong số các quan chức cấp cao bị cáo buộc nhận tiền “lót tay” để bỏ phiếu cho Qatar vào năm 2010 - Ảnh: AFP
Trong cuộc bỏ phiếu diễn ra vào năm 2010, đất nước nhỏ bé của châu Á là Qatar đã khiến dư luận bất ngờ khi đánh bại cường quốc Mỹ với kết quả áp đảo 14-8. Phân tích từ cuộc điều tra của trang Mail on Sunday cho thấy, Qatar đã chi trực tiếp lẫn gián tiếp các hóa đơn có tổng số tiền lên đến 17,17 tỉ bảng trên con đường đi đến chiến thắng trong cuộc chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2022. Các hóa đơn phần lớn tập trung vào hàng hóa và dịch vụ từ Qatar, bao gồm các đơn đặt hàng hàng không vũ trụ, một CLB bóng đá, tài trợ,…
Đáng chú ý trong tổng số tiền mà Qatar chi ra có các khoản giao dịch thanh toán bằng tiền mặt cho rất nhiều quan chức cấp cao của bóng đá thế giới từ một quỹ bí mật được cho là liên quan đến cựu Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) Mohammed bin Hammam.
Chi tiết các khoản thanh toán tiền mặt và giao dịch hàng hóa lẫn tài trợ mờ ám này được trưng ra trong một cuốn sách có tiêu đề “The Ugly Game” vừa xuất bản vào tuần trước của 2 tác giả là phóng viên Heidi Blake và Jonathan Calvert. Tất cả các quan chức liên quan đến số tiền mờ ám của Qatar đều là thành viên của Ban chấp hành FIFA tham gia bỏ phiếu tại thời điểm năm 2010 và dĩ nhiên là đều bỏ phiếu ủng hộ đất nước nhỏ bé ở Trung Đông. 

Dư luận thế giới càng sửng sốt hơn khi người có liên quan việc nhận các khoản thanh toán và giao dịch có số tiền lớn nhất từ Qatar là Chủ tịch UEFA Michel Platini với 14,72 tỉ bảng, bao gồm: đơn đặt hàng mua máy bay Airbus, mua CLB Paris Saint Germain, mua bản quyền truyền hình Ligue 1, tài trợ chi phí cho một cuộc gặp mặt giữa Platini với cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy… Trước đó, chính Platini cũng thừa nhận ông đã bỏ phiếu cho Qatar trong đợt bỏ phiếu quyết định giành quyền đăng cai World Cup 2022. 
Quốc gia nhỏ bé với mùa hè nắng nóng lên 40 độ C là Qatar gây sửng sốt với dư luận khi đánh bại Mỹ để giành quyền đăng cai World Cup 2022 - Ảnh: AFP
Người xếp sau Platini trong danh sách là quan chức người Paraguay Nicolas Leoz (từng giữ chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ trong giai đoạn từ năm 1986 - 2013) với khoản tiền giao dịch 1,33 tỉ bảng thông qua một thỏa thuận đầu tư cơ sở hạ tầng về năng lượng vào tháng 8.2010.
Người tiếp theo là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Thái Lan (Thai FA) Worawi Makudi với thanh khoản giao dịch 1,23 tỉ bảng (bao gồm chi phí các cuộc họp, tài trợ cho Thai FA…), kế đến là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha Angel Maria Villar Llona với 150 triệu bảng tập trung vào thỏa thuận tài trợ cho CLB Barcelona của Qatar Airways.
Ngoài khoản 99 triệu bảng tài trợ cho các quốc gia và quan chức bóng đá châu Phi, các quan chức còn lại có liên quan đến các khoản thanh toán từ Qatar trước thời điểm bỏ phiếu vào năm 2010, gồm: cố Phó chủ tịch FIFA Julio Grondona (59 triệu bảng), quan chức người Síp Marios Lefkaritis (27 triệu bảng), cựu Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil Ricardo Teixeira (6,7 triệu bảng) và hàng loạt quan chức khác như Issa Hayatou (Cameroon), Jacques Anouma (Ivory Costa), Jack Warner (Trinidad &Tobago - cựu Phó chủ tịch FIFA). 

Các thành viên Ban chấp hành FIFA còn lại bỏ phiếu cho Qatar vào năm 2010 được trong sạch trong các khoản thanh toán vận động hành lang của đất nước Trung Đông gồm Chung Mong-joon (Hàn Quốc), Junji Ogura (Nhật Bản), Senes Erzik (Thổ Nhĩ Kỳ). 

Qatar được xem là quốc gia giàu nhất thế giới dựa trên thu nhập đầu người nên số tiền 17,2 tỉ bảng chẳng ăn nhằm gì so với khoản đầu tư 200 tỉ bảng mà họ lên kế hoạch để tổ chức đăng cai sự kiện bóng đá lớn nhất thế giới vào năm 2022. 
Cựu Chủ tịch AFC Mohammed bin Hammam được cho là người liên quan đến các khoản “lót tay” của Qatar - Ảnh: AFP
Trước cáo buộc trên, cựu Giám đốc an ninh của FIFA Chris Eaton (người đang làm việc cho Qtaar) kêu gọi trưng ra các bằng chứng để cơ quan đứng đầu bóng đá thế giới xem xét, trong khi một số chính trị gia ở châu Âu đồng loạt yêu cầu FIFA phải tổ chức lại cuộc bỏ phiếu chạy đua giành quyền đăng cai World Cup 2022.  
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.