Kèn vuvuzela - vũ khí đáng sợ

16/06/2010 15:03 GMT+7

(TNTS) Khán giả ngồi bên màn hình nhỏ theo dõi VCK World Cup đang diễn ra tại Nam Phi hẳn ấn tượng với hợp âm như tiếng kêu của bầy ong phát ra từ kèn vuvuzela trong suốt từng trận đấu. Âm thanh mang nét đặc trưng của người bản địa này quả là thứ vũ khí rất đáng sợ.

(TNTS) Khán giả ngồi bên màn hình nhỏ theo dõi VCK World Cup đang diễn ra tại Nam Phi hẳn ấn tượng với hợp âm như tiếng kêu của bầy ong phát ra từ kèn vuvuzela trong suốt từng trận đấu. Âm thanh mang nét đặc trưng của người bản địa này quả là thứ vũ khí rất đáng sợ.

Vuvuzela được phổ biến vào đầu những năm thập niên 1990 tại Nam Phi. Những người dân bản địa rất yêu thích loại kèn dài này. Đến năm 2001, hãng Masincedane Sport sản xuất hàng loạt loại kèn này bằng chất liệu nhựa. Tuy thế, ít ai biết rằng nguyên bản vuvuzela được làm bằng thiếc. 

Theo một giả thiết, từ vuvuzela có gốc từ từ “isiZulu” có nghĩa là phát ra tiếng ồn. Tất nhiên là trong các bản làng nghèo khó của Nam Phi không thể có nhựa (kể cả bây giờ), nên mới đầu người ta dùng thiếc, làm thủ công để tạo ra vuvuzela. Công dụng ban đầu của chiếc kèn là để báo cho dân làng tụ họp, hội hè, hoặc dùng để xua đuổi những con vượn khi chúng quấy phá đồng ruộng.    

Tại các trận đấu có đội Nam Phi tham dự, CĐV của nước này hầu như ai cũng có một chiếc vuvuzela trên tay. Họ liên tục thổi trong suốt trận đấu, giúp đội nhà thêm hưng phấn. Ngược lại, chính sự monotone của vuvuzela lại tạo nên sự khó chịu với những ai không quen nghe nó. Trong thời gian diễn ra FIFA Confederation Cup 2009 tại Nam Phi, tiếng kèn mang “bản sắc châu Phi” này thậm chí còn khiến người xem bóng đá qua ti vi hết sức khó chịu. Một trong số này là HLV đội tuyển Hà Lan - ông Bert van Marwijk. Ông nói: “Tôi xem các trận của Confederation Cup ở nhà và âm thanh của chiếc kèn làm tôi run sợ. Có thể khi ở sân vận động, người ta sẽ quen dần với nó, nhưng dù có thế nào điều này chẳng mấy dễ chịu. Trong thời gian trận đấu diễn ra, thỉnh thoảng HLV muốn truyền đạt lời nói đến cầu thủ, nhưng với tiếng ồn của những chiếc kèn như thế thì không thể thực hiện được điều này. Chỗ của vuvuzela là bên ngoài sân vận động”.   

Tác hại của kèn vuvuzela

Theo kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu Hear the World, “nếu âm thanh đạt 85 decibel thì có thể làm ảnh hưởng đến tai con người, còn nếu đạt 100 decibel và phải nghe liên tục trong 15 phút có thể dẫn đến bệnh điếc. Trong khi đó âm thanh của vuvuzela là 127 decibel”.

Nhiều cầu thủ cũng phản đối kèn vuvuzela, vì nó khiến họ mất tập trung khi thi đấu. Ngay cả CĐV châu Âu và Nam Mỹ cũng cảm thấy khó chịu, vì trong suốt 90 phút của trận đấu, âm thanh monotone này như tra tấn lỗ tai họ.

Tuy thế, ông Chủ tịch FIFA - Sept Blatter, lại cho rằng, vuvuzela sẽ truyền thêm bản sắc châu Phi cho World Cup. “Chúng ta không cần phải châu Âu hóa World Cup ở Nam Phi”, chủ tịch FIFA nhấn mạnh. Các CĐV bản địa cũng không hiểu vì sao mình lại cần phải từ bỏ chiếc kèn yêu thích của mình (!?). Người châu Âu chẳng làm điều tương tự đấy sao. Họ gõ trống ầm ĩ, hay người Ý còn dùng cả loa để hò hét…     

Hơn thế, với người châu Phi, vuvuzela không đơn thuần chỉ là chiếc kèn mà còn là biểu tượng cho đội bóng mình yêu thích. Chẳng hạn, CĐV của CLB Kaizer Chiefs chọn kèn màu vàng, còn của CLB Orlando Pirates là kèn màu trắng - đen. 

Nếu đến xem bóng đá tại sân vận động của thành phố Cape Town, bạn phải chấp nhận nghe âm thanh phát ra từ hàng ngàn chiếc vuvuzela dài từ 1m - 1,5 m. Tại đó một hãng xe hơi còn đặt trên khán đài chiếc vuvuzela  dài 35m. Điều đáng nói mỗi khi có bàn thắng, chiếc kèn này sẽ phát ra âm thanh. Tựu trung, nhập gia tùy tục. Hơn thế, bản sắc văn hóa không thể mất đi mà chỉ có thể cộng hưởng hoặc giao thoa.

Bá Nha

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.