VAR gây thêm nhiều tranh cãi ở khắp châu Âu

Tây Nguyên
Tây Nguyên
25/01/2019 18:30 GMT+7

6 tháng sau khi ra mắt thành công tại World Cup ở Nga, hệ thống công nghệ trợ lý trọng tài video (VAR) vẫn cứ là 'sản phẩm trong quá trình hoàn thiện' và tiếp tục gây tranh cãi khắp các giải vô địch bóng đá hàng đầu ở châu Âu.

AFP dẫn đánh giá của cựu trọng tài người Thụy Sĩ Urs Meier về hệ thống vẫn tiếp tục thu hút những quan điểm trái chiều về cách sử dụng nó tốt nhất rằng: “VAR cũng giống như một cái túi khí: Nó có thể giúp ích trong trường hợp khẩn cấp, nhưng chỉ trong trường hợp thật sự khẩn cấp”.
Ở Đức, nơi việc áp dụng VAR đã bước sang mùa bóng thứ hai, các trợ lý trọng tài video không được huấn luyện nhằm cải thiện các quyết định, mà chỉ nhằm loại bỏ những quyết định tồi. Từ Berlin, Jochen Drees - người phụ trách dự án VAR cho Liên đoàn Bóng đá Đức (DFB), giải thích: “Trợ lý trọng tài video không thể tự hỏi “trọng tài có vừa đưa ra một quyết định tốt?”. Ngược lại, câu hỏi nên là “trọng tài có vừa đưa ra một quyết đình tồi?”.
Nói tóm lại, mọi nhận định phải theo quyết định riêng của trọng tài trên sân và trợ lý video chỉ có thể chỉ ra điều mà ông ta nhìn thấy. Thế nên nếu VAR báo cáo một lỗi sai, trọng tài cần phải xem lại băng hình và đưa ra ý kiến của riêng mình. Không còn chuyện phạt thẻ đỏ hoặc không công nhận bàn thắng chỉ dựa vào nhận định của trợ lý video. Việc khiếu nại “trọng tài kép” sẽ biến mất”.
Công nghệ VAR liên tục gặp trục trặc ở các giải châu Âu AFP
Ông Drees nhấn mạnh: “Trọng tài không được phép đưa ra quyết định nếu như ông ta không đích thân xem xét kỹ lưỡng tình huống”. Tuy vậy, theo đánh giá chung, tác động của VAR ở châu Âu nói chung là tích cực. AFP dẫn lời Pascal Garibian - phụ trách trọng tài ở Pháp, cho biết: “Trợ lý trọng tài video giúp giảm còn 1/3 số lượng lỗi tác động đến các trận đấu”. Tuy nhiên, hệ thống này tiếp tục gây ra những ý kiến trái chiều và đã có nhiều trường hợp công nghệ này bị trục trặc trong trận đấu.

tin liên quan

Báo chí thế giới: 'Nghiệt ngã VAR, đáng khen tuyển Việt Nam'
Tờ nhật báo uy tín AS của Tây Ban Nha trực tiếp trận tứ kết Việt Nam (VN) - Nhật Bản ở Asian Cup 2019 cho rằng bàn thắng duy nhất quyết định thành bại trận đấu từ chấm 11m sau phán quyết của VAR rất nghiệt ngã. Tuy nhiên, tuyển VN ngẩng cao đầu khi đã làm tất cả có thể.
Ở giải vô địch Pháp ngày 20.1 vừa qua, HLV Thierry Henry của CLB AS Monaco đã tức giận khi VAR ngưng hoạt động vào thời điểm mà ông cho rằng đội bóng của mình lý ra được hưởng một quả đá phạt. Vì vậy, sau trận thua 1-5 ngay trên sân nhà trước Strasbourg, vị HLV 41 tuổi tức giận nói: “Rony Lopes bị phạm lỗi ngay trọng vòng cấm địa khi tỷ số là 2-1. Vị trọng tài thứ 4 đã nói với tôi: “Tôi thật sự rất tiếc ông Henry, nhưng VAR không hoạt động…””.
Cũng trong ngày 20.1 tại Tây Ban Nha, Luis Suarez đã ghi bàn cho Barcelona trong trận thắng 3-1 trước Leganes. Tuy nhiên, đội khách cho rằng tiền đạo ngôi sao này đã phạm lội với thủ môn của họ khi tung chân cao, nhưng VAR đã bỏ lỡ tình huống đó. Nhật báo thể thao AS của Tây Ban Nha số ngày 22.1 chạy hàng tít “Một đòn giáng vào VAR”.
Trước khi bị đình chỉ công việc, HLV Henry đã nổi đóa với VAR khiến CLB AS Monaco thất bại nặng nề trước Strasbourg AFP
Trong khi hệ thống VAR đã được áp dụng trong các giải vô địch bóng đá ở Pháp, Tây Ban Nha, Ý và Đức, thì nó vẫn chưa được đưa vào Giải Ngoại hạng Anh và trở thành đề tài nóng vì những sai sót khi được áp dụng ở League Cup. Hồi đầu tháng này, HLV Mauricio Pochettino của Tottenham đã “không vui” với quyết định có lợi cho đội bóng của ông khi VAR tặng một quả phạt 11m giúp các học trò ông có được chiến thắng 1-0 trước Chelsea ở bán kết lượt đi League Cup.
Harry Kane đã ghi bàn thắng duy nhất tại Wembley sau khi trọng tài được trợ lý trọng tài video góp ý, nhưng tổ trọng tài đã cần hơn 90 giây để xác nhận rằng chân sút tuyển Anh không bị việt vị trước khi bị chơi xấu. Sau trận đấu, HLV Pochettino nói với Sky Sports: “Tôi không thích VAR. Chúng tôi được hưởng lợi từ hệ thống này, nhưng sau khi xem World Cup 2018 và một số giải vô địch khác như La Liga, tôi nhận thấy rằng chẳng ai thích thú khi họ bắt đầu sử dụng hệ thống này”.
Trở lại Đức, các quan chức lãnh đạo bóng đá đang cho phát triển những giao thức chặt chẽ hơn cho việc liên lạc giữa trọng tài và phòng video, với hy vọng tăng tốc tiến trình đưa ra quyết định. Mới nhất, trong lần đầu tiên áp dụng, VAR đã ít nhiều để lại tranh cãi khi xác định quả phạt 11m ở hiệp 2 giúp Nhật Bản thắng tuyển Việt Nam ở tứ kết Asian Cup 2019. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.