Chủ tịch VPF Trần Anh Tú đảm nhiệm luôn chức danh Tổng giám đốc

11/12/2017 16:53 GMT+7

Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) Trần Anh Tú sẽ kiêm luôn chức danh Tổng giám đốc thay ông Cao Văn Chóng.

Quyết định nói trên được đưa ra tại phiên họp lần thứ nhất của HĐQT VPF vào ngày 11.12 tại Hà Nội. 100% các thành viên HĐQT đã nhất trí bổ nhiệm ông Trần Anh Tú làm người đứng đâu của ban Tổng Giám đốc VPF trong nhiệm kỳ 2017-2020. Trưởng ban tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp Nguyễn Minh Ngọc sẽ tiếp tục đảm nhiệm vai trò Phó Tổng Giám đốc phụ trách chuyên môn.
Với nguyên Tổng Giám đốc Cao Văn Chóng, HĐQT đã đánh giá vai trò quan trọng của ông Cao Văn Chóng và lãnh đạo công ty đã mời ông Cao Văn Chóng tiếp tục làm việc cho công ty ở cương vị mới. Tuy nhiên, việc này còn chờ quyết định của cơ quan chủ quản của ông Cao Văn Chóng là Tổng công ty Đầu tư & Phát triển công nghiệp TNHH MTV (Becamex IDC).
Kiếm tiến là công việc được ông Trần Anh Tú quan tâm nhất Khánh Vy
Nhiệm vụ rất lớn của ông Tú và các cộng sự là phải nhanh chóng tìm được nhà tài trợ mới của mùa giải 2018 vì trên thực tế gần như chắc chắn, nhà tài trợ cũ Toyota sẽ không còn là đối tác của VPF kể từ mùa giải năm sau. Đây là thử thách rất lớn mà theo chính phát biểu của ông Tú ngay khi nhậm chức: “Chắc chắn sẽ có rất nhiều áp lực với tôi và các thành viên trong HĐQT ở khóa mới này. Tuy vậy. chúng tôi sẽ cố gắng giữ vững được tất cả những gì tốt đẹp mà khóa trước làm được. Và sẽ cố gắng cải thiện những gì chưa thực sự tốt. Với tôi, việc kiếm tiền, kiếm được nguồn tài chính cho VPF sẽ là công việc quan trọng nhất, quan tâm nhất. Phải tìm được ngay hợp đồng tài trợ cho các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam”.
Ngoài ra, VPF khóa mới cũng sẽ từng bước cải tổ các phòng ban chức năng. Ví dụ như phải thành lập tiểu ban Trọng tài, tiểu ban kỷ luật VPF. Ở khóa 2 và khóa 1, VPF không có tiếng nói gì trong các quyết định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF). Nên khá nhiều án phạt mà ban kỷ luật VFF đưa ra, không nhận được sự đồng thuận của VPF (mặc dù vẫn phải tuân thủ theo).
Về phân công trọng tài, cho dù ban tổng giám đốc VPF khóa cũ cũng được hỏi ý kiến trước các lượt trận nhưng gần như chỉ mang tính hình thức vì Ban trọng tài VPF mới là nơi có quyền sinh quyền sát về vấn đề này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.