Dự toán kinh phí ASIAD 18: Tránh bội chi, không lãng phí

20/03/2014 03:10 GMT+7

Bên cạnh những góp ý của lãnh đạo Bộ Tài chính tại phiên giải trình của Chính phủ do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội chủ trì vào ngày 18.3, Bộ này tiếp tục có công văn do Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh ký, báo cáo Quốc hội và Chính phủ về một số kiến nghị đối với Bộ VH-TT-DL trong việc đăng cai ASIAD 18 năm 2019.

Bên cạnh những góp ý của lãnh đạo Bộ Tài chính tại phiên giải trình của Chính phủ do Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội chủ trì vào ngày 18.3, Bộ này tiếp tục có công văn do Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh ký, báo cáo Quốc hội và Chính phủ về một số kiến nghị đối với Bộ VH-TT-DL trong việc đăng cai ASIAD 18 năm 2019.

Dự toán kinh phí ASIAD 18: Tránh bội chi, không lãng phí
Sân xe đạp lòng chảo khó phù hợp với thực tế của VN - Ảnh: Reuters

Khẩn trương lập dự toán kinh phí sát với thực tế

Bộ Tài chính một lần nữa diễn giải lại hai giai đoạn chuẩn bị thành lập đề án tổng thể công tác tổ chức ASIAD 18 của Bộ VH-TT-DL. Gồm, giai đoạn vận động đăng cai, có nói rõ sau khi lấy ý kiến tham gia của các cơ quan có liên quan, Bộ VH-TT-DL đã có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về tổng kinh phí từ ngân sách nhà nước dự kiến chi cho tổ chức đại hội là 150 triệu USD. Nhưng ở giai đoạn chuẩn bị triển khai đề án, Bộ VH-TT-DL đã cho biết ngân sách nhà nước (gộp cả ngân sách T.Ư và địa phương) phải đảm bảo 300 triệu USD.

Trước những số liệu trên, Bộ Tài chính đã kiến nghị Bộ VH-TT-DL cần khẩn trương xây dựng dự toán kinh phí sát với khả năng thực tế để xác định tổng mức ngân sách nhà nước cần bỏ ra (bao gồm cả vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, cả ngân sách T.Ư và địa phương).

Được biết, cho đến trước thời điểm diễn ra phiên giải trình của Chính phủ vào ngày 18.3, ngành thể thao đã thống kê sơ bộ hiện trạng các công trình thể thao tại Hà Nội và 10 tỉnh, thành lân cận và tạm kết luận VN có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu cơ sở vật chất. Theo Bộ VH-TT-DL, VN chỉ cần xây 1 cụm 13 sân quần vợt, 1 sân thi đấu bóng bầu dục, 1 sân thi đấu hockey trên cỏ, khu tập luyện, thi đấu môn đua ngựa và 5 môn phối hợp, 1 nhà thi đấu 10.000 chỗ ngồi, 1 sân đua xe đạp lòng chảo, 1 trường bắn súng và 1 làng VĐV. Tuy nhiên, dự án làng VĐV (chi phí vào khoảng 2.000 tỉ) có thể bị loại bỏ.

Chưa chấp nhận với thống kê trên đây, Bộ Tài chính yêu cầu Bộ VH-TT-DL cũng phải đánh giá một cách tổng thể, sát thực thực trạng những công trình để đề xuất dự án nào cần sửa chữa, cải tạo, dự án nào nâng cấp đầu tư xây mới, tránh lãng phí.

Không để phát sinh quá nhiều so với ngân sách

Bộ Tài chính cũng kiến nghị Bộ VH-TT-DL tính kỹ toàn bộ kinh phí tổ chức, ngoài cơ sở vật chất còn phải tính cả dự án đào tạo VĐV thành đề án tổng thể, chứ không tách riêng sẽ khó kiểm soát. Đề án tổng thể không chỉ phải tính đến nguồn ngân sách nhà nước mà đồng thời còn phải xem xét nguồn lực xã hội hóa có khả thi, kịp thời không? Bộ này khuyến cáo Bộ VH-TT-DL tránh việc phát sinh nhu cầu kinh phí trong quá trình triển khai, tránh tình trạng bị động và vượt quá nhiều so với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch- Đầu tư cũng vừa có văn bản trình Chính phủ, trong đó kiến nghị ngành thể thao tập trung phát huy các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ ASIAD, đặc biệt cần sớm xác định được tính khả thi của dự án đua xe đạp lòng chảo tại Khu liên hợp quốc gia Mỹ Đình - dự án mà nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan ngại tại phiên họp giải trình cách đây hai ngày.

Lan Phương

>> Chỉ xây dựng những công trình thật sự cần thiết cho ASIAD 2019
>> Bản quyền truyền hình ASIAD giá 'cắt cổ
>> Gần 40 triệu USD đầu tư đào tạo VĐV đoạt huy chương ASIAD 18
>> Bỏ giải châu Á, Thanh Phúc nhắm tới huy chương ASIAD  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.