Tài lẻ của các cầu thủ Việt Nam

22/01/2010 17:14 GMT+7

(TNTT&GT) Cũng như những cầu thủ quốc tế, cuộc sống đời thường của cầu thủ Việt Nam cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị. Những ngày xa nhà, hầu hết các chàng trai đá bóng đều chọn cho mình những thú vui để giải trí như chơi game, nghe nhạc hay gặp gỡ nhau cùng tán gẫu cho vơi nỗi nhớ gia đình. Nhưng cũng có những cầu thủ lại tranh thủ những phút rảnh rỗi để tôi luyện một ngón nghề nào đó.

(TNTT&GT) Cũng như những cầu thủ quốc tế, cuộc sống đời thường của cầu thủ Việt Nam cũng ẩn chứa nhiều điều thú vị. Những ngày xa nhà, hầu hết các chàng trai đá bóng đều chọn cho mình những thú vui để giải trí như chơi game, nghe nhạc hay gặp gỡ nhau cùng tán gẫu cho vơi nỗi nhớ gia đình. Nhưng cũng có những cầu thủ lại tranh thủ những phút rảnh rỗi để tôi luyện một ngón nghề nào đó.

Gã lãng tử Đinh Hoàng La

Chiều cao vượt trội, thân hình khẳng khiu cùng với sải tay dài và những phản xạ tuyệt vời, Đinh Hoàng La đang được xem là thủ môn số 1 Việt Nam hiện nay. Ngày đến Việt Nam tìm việc, Đinh Hoàng La vẫn có những chiều lang thang trên con phố Tây Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM) cô đơn và lặng lẽ. Nhưng nếu ai tinh ý sẽ nhận ra chất gì đó rất lãng tử trong gã trai Đông Âu này. Về đầu quân cho Thanh Hóa rồi sau đó lại chuyển đến V.Ninh Bình, đồng đội nể phục tài bắt bóng của Hoàng La không ít mà nể phong cách phớt đời của Hoàng La cũng rất nhiều. Ngoài những đồng đội, bạn thân của Hoàng La còn là cây đàn guitar vẫn thường treo nơi góc phòng. Cây đàn ấy Hoàng La mua đã lâu với giá gần 500 USD. Cuộc sống không có gia đình bên cạnh, Hoàng La gửi nỗi niềm vào những bản tình ca Đông Âu dìu dặt lòng người.

 

Hoàng La còn được rất nhiều người nể phục vì luôn luôn chịu khó học hỏi, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Ngày mới đến Việt Nam thi đấu cho Thanh Hóa, một chữ Việt bẻ đôi thủ môn này cũng không biết. Đội Thanh Hóa phải thuê một giáo viên ngoại ngữ về phiên dịch. Thấy bất tiện vì không phải lúc nào cũng có người phiên dịch bên cạnh, Hoàng La cặm cụi học tiếng Việt, vốn là việc không dễ đối với một người nước ngoài. Hoàng La học tiếng Việt cực “sáng”. Đến bây giờ thủ môn này đã có thể trao đổi tiếng Việt rất thoải mái với các đồng đội và người hâm mộ. Sự hy sinh cho nghề nghiệp và yêu thương quốc tịch mới của Hoàng La được thể hiện trong chính những điều giản dị như vậy.

Người đầu bếp cừ khôi

Bình thường thủ môn Đậu Ngọc Tân của Navibank Sài Gòn là một người cần mẫn trên sân cỏ. Xuất phát là một vận động viên cầu lông, Ngọc Tân luôn chăm chỉ luyện tập để hướng đến con đường của một vận động viên chuyên nghiệp. Người Hà Tĩnh vốn chịu thương chịu khó, luôn phấn đấu hết mình để vượt qua mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

 

Ngọc Tân cũng vậy, luôn lặng lẽ và làm việc hết mình trong công việc. Ở đội QK4 cũ, Ngọc Tân luôn được các đồng đội nể phục vì nếp sống nền nếp và gương mẫu trên sân cũng như trong sinh hoạt. Phong cách của người lính phải luôn chỉn chu đã đành, nhưng tính cách đứng đắn của Ngọc Tân là một điều gì đó rất khó lay động trong môi trường bóng đá vốn đầy rẫy những cạm bẫy và những mặt trái.

Ít ai biết, trên sân cỏ Ngọc Tân có thể bay lượn như chim giữa 2 đầu khung thành để cứu những bàn thua, thì trong nhà bếp Ngọc Tân cũng là một đầu bếp cừ khôi. Nấu ăn đã là sở thích từ nhỏ của Ngọc Tân. Khi ở nhà, Tân thường xuyên giành nấu ăn cho gia đình. Khi ở đội, mỗi khi có tiệc tùng Ngọc Tân cũng giành vào bếp tự biên tự diễn các món ăn hoặc làm những món nhậu cho cả đội nhấm nháp.

Ở đội QK4 cũ có nhiều đầu bếp “trứ danh” nhưng Ngọc Tân vẫn là một đầu bếp có cỡ. Chính vì vậy Ngọc Tân được lòng đồng đội ngay từ khi chưa ra sân. Người ta hay nói người lính thường đa tài và Ngọc Tân là một thí dụ điển hình khi anh có tài lẻ nấu ăn rất ngon. 

Những sĩ tử tài ba

Tiền vệ Trọng Hoàng, thủ môn Tô Vĩnh Lợi, họ là những người đã từng khoác áo đội tuyển quốc gia và tài năng trên sân cỏ đã được chứng nhận. Thế nhưng có những chi tiết ít người biết về 2 nhân vật này của bóng đá Việt Nam.

 

Tiền vệ Trọng Hoàng

Quả thật rất hiếm người vừa học giỏi lại vừa bắt bóng hay như Vĩnh Lợi. Vào tập ở đội năng khiếu từ khi mới 13 tuổi, Vĩnh Lợi ngày hai buổi đến trường và đến sân bóng. Vậy mà chàng thủ môn quê ở An Nhơn 3 năm cấp 3 đều là học sinh giỏi. Thành tích này của Vĩnh Lợi khiến bao người ngưỡng mộ bởi kiến thức cấp 3 vốn rất nặng, nhiều học sinh phải học thêm học bớt mà còn rớt lên rớt xuống. Vậy mà Vĩnh Lợi vẫn đi tập bóng mà vẫn là học sinh giỏi. Ngày Vĩnh Lợi đậu vào trường chuyên Quốc học Bình Định, tưởng như cuộc đời của chàng trai này sẽ gắn liền với băng ghế nhà trường, nhưng rồi duyên số lại đẩy đưa anh đến với khung gỗ, để rồi Vĩnh Lợi trở thành thủ môn số 1 ở đội Bình Định vốn luôn nổi tiếng là “lò” thủ môn bấy lâu nay.

 

Thủ môn Tô Vĩnh Lợi

Nói về tính cách, tiền vệ Trọng Hoàng chẳng khác là bao so với thủ môn Vĩnh Lợi. Còn nói về sức học, Trọng Hoàng cũng chẳng kém cạnh gì đàn anh của mình. Ở SEA Games 24, Trọng Hoàng đã chọn kỳ thi tốt nghiệp để hoàn thành nghĩa vụ học tập thay vì cùng đồng đội lên đường qua Thái. Năm đó, Trọng Hoàng tốt nghiệp với điểm số: 48 điểm/6 môn.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống học tập, bố mẹ đều là công chức, Trọng Hoàng nếu không quyết tâm đi theo nghiệp bóng thì với khả năng của mình giờ anh có lẽ đã là một sinh viên trên giảng đường đại học. 

Di Linh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.