Tất cả vì bóng đá VN mà làm việc

14/12/2011 16:00 GMT+7

(TNO) Mất chưa đầy 3 tháng, “nhóm G6” gồm các ông "bầu" bóng đá như Võ Quốc Thắng, Đoàn Nguyên Đức, Nguyễn Đức Kiên, Lê Tiến Anh, Nguyễn Văn Đệ cùng Phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF Lê Hùng Dũng đã cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) với đầy đủ ban bệ, gồm những gương mặt hầu như thuyết phục ngay cả những người trong cuộc, cũng như ngoại đạo.

(TNO) Mất chưa đầy 3 tháng, “nhóm G6” gồm các ông "bầu" bóng đá như Võ Quốc Thắng, Đoàn Nguyên Đức, Nguyễn Đức Kiên, Lê Tiến Anh, Nguyễn Văn Đệ cùng Phó chủ tịch phụ trách tài chính VFF Lê Hùng Dũng đã cho ra đời Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) với đầy đủ ban bệ, gồm những gương mặt hầu như thuyết phục ngay cả những người trong cuộc, cũng như ngoại đạo. 

>> Ông Võ Quốc Thắng làm chủ tịch VPF

"Bầu" Kiên - Chủ tịch công ty cổ phần thể thao ACB, thẳng thắn thừa nhận trong Đại hội cổ đông lần thứ I của VPF: “Mất chưa đầy 2 ngày để tìm kiếm nhân sự cho vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị VPF và 2 giờ để thuyết phục anh Võ Quốc Thắng giữ vị trí này. Bởi, nếu anh Thắng không nhận, thì chắc là anh Đức, mà không cũng phải là tôi nắm giữ vị trí này thôi. Tất cả đều phải vì bóng đá mà làm việc thôi”.

Trong khi đó, "bầu" Đức - Chủ tịch công ty cổ phần HAGL, xuề xòa với câu chuyện “đấu nhau giữa Gạch - Gỗ là chuyện xưa rồi, chúng ta nhắc lại làm gì”. “Có "đánh nhau" dữ dằn như thế thì chúng tôi mới thân như bây giờ”, "bầu" Đức vui vẻ nói.

"Mà tôi nói thực là từ trước đến giờ chưa làm phó cho ai, nhưng vì anh Thắng là người hội hợp đủ cả tài, đức và am hiểu về bóng đá Việt Nam, nên tôi có làm phó cho anh ấy cũng chấp nhận. Đó là vì bóng đá nước mình thôi", "bầu" Đức nói tiếp.

 
Ông Võ Quốc Thắng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF - Ảnh: Quang Thắng

Như vậy từ mùa 2012, giải V.League sẽ được gọi là giải Ngoại hạng, giải hạng Nhất được gọi là V.League 2.

Một chi tiết đáng lưu ý tại Đại hội lần thứ nhất là ở vào giai đoạn 2 của mùa giải 2012, tất cả các cầu thủ "Việt kiều" dù mang quốc tịch ngoại nhưng nếu có cha hoặc mẹ là người Việt Nam đều có thể được tính như một cầu thủ nội.

Ngoài ra, các đội bóng dự giải có thể không phải đóng phí dự giải với mức từ 300 - 500 triệu như các mùa trước, nếu điều kiện tài chính chưa cho phép, các đội cũng chỉ phải đóng tối đa 50% so với mức phí hiện hành. Và các đội bóng phải công khai mức thưởng mỗi trận đấu từ mỗi năm, không quá 500 triệu đồng.

Các giải bóng đá Việt Nam cũng sẽ hạn chế số lượng cầu thủ nước ngoài thi đấu, tiến tới không sử dụng cầu thủ nước ngoài tại giải V.League 2 từ mùa 2013, tăng số lượng cầu thủ U.21 được đăng ký thi đấu và sử dụng ở mỗi trận từ mùa 2014.

Trong thời gian tới, VPF sẽ tiếp nhận lại các hợp đồng quảng cáo và tài trợ của VFF. Trong 10 ngày tới, VPF sẽ đàm phán với Eximbank về việc tài trợ giải Ngoại hạng mùa 2012 và những năm tới.

 
Các cổ đông biểu quyết tại Đại hội - Ảnh: Quang Thắng

Bước thứ hai, VPF sẽ tiến hành đàm phán lại về hợp đồng bán bản quyền truyền hình giữa VFF và Công ty AVG, hợp đồng tài trợ bóng thi đấu với Tập đoàn Động lực.

"Bầu" Kiên hứa hẹn hợp đồng bán bản quyền truyền hình chỉ có thời hạn tối đa 3 năm, nhưng phí bản quyền sẽ có đột phá về giá trị.

VPF sẽ trích một phần lợi nhuận thu được từ hoạt động bóng đá chuyển về VFF để hỗ trợ công tác đào tạo bóng đá trẻ và đội tuyển quốc gia.

Thành Lương

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.