Thử thách của vật Việt Nam

28/11/2013 03:00 GMT+7

Với những thay đổi điều lệ rất “quá quắt” của Ban tổ chức SEA Games 27, việc “khai thác vàng” của vật VN sẽ gặp nhiều khó khăn.

Với những thay đổi điều lệ rất “quá quắt” của Ban tổ chức SEA Games 27, việc “khai thác vàng” của vật VN sẽ gặp nhiều khó khăn.

 Thử thách của vật Việt Nam 1
Nguyễn Thế Anh

Chỉ tiêu 6 vàng không khó

Ông Nguyễn Thế Long - Trưởng bộ môn vật, Tổng cục TDTT - cho biết: “Được đăng ký 12 nội dung, đội tuyển VN phấn đấu đoạt 6 HCV và chỉ tiêu này không quá nặng nề, bởi ở SEA Games 26 chúng ta đứng nhất môn vật với 8 HCV. Điều quan trọng nhất thời điểm này là tránh tối đa chấn thương trong tập luyện. VĐV phải đảm bảo có trạng thái tâm lý, sức khỏe tốt nhất cho SEA Games”.

Thử thách của vật Việt Nam 2
Khổng Văn Khoa - Ảnh: Khả Hòa - Ngô Nguyễn

Thử thách của vật Việt Nam 3
Nguyễn Thị Lụa

 

Thái Lan tiếc tiền vì SEA Games

Phát biểu trên tờ Bangkok Post hôm qua, các quan chức Sakol Wannapong và Charoen Wattanasin của Ủy ban Olympic Thái Lan cho rằng việc bỏ ra tới gần 300 triệu baht (khoảng 197 tỉ đồng) để chuẩn bị cho lực lượng VĐV tham dự SEA Games sắp tới ở Myanmar là lãng phí. Theo ông Sakol: “Mục tiêu đoạt 100 HCV của thể thao Thái Lan ở SEA Games sắp tới không nói lên điều gì. Vì có rất nhiều môn không nằm trong hệ thống thi đấu ở Olympic. Chúng ta không cần bỏ ra nhiều tiền như vậy. Hãy dùng tiền đó để phát triển đất nước”. Trong khi đó, ông Charoen nói: “Suốt nhiều kỳ SEA Games, nước chủ nhà luôn áp đặt và đưa vào nhiều môn đấu mà có lẽ lần đầu tiên mới nghe trong đời. SEA Games giờ không còn tính công bằng nữa”. G.Lao

Hầu hết các nhà vô địch SEA Games lần trước đều có mặt trong thành phần thi đấu chủ lực, như Khổng Văn Khoa (cổ điển, 74 kg nam); Nguyễn Huy Hà, Nguyễn Thế Anh, Bùi Tuấn Anh (tự do nam). Về nữ, Nguyễn Thị Lụa được đôn lên hạng 51 kg và được đặt trọn niềm tin giành 1 HCV. Đô vật nữ mạnh không kém khác là Vũ Thị Hằng (giành HCB giải trẻ thế giới 2012, HCB vô địch châu Á 2013) cũng là “vũ khí” chờ phát nổ trên sàn đấu Myanmar tại hạng cân 48 kg nữ.

Trong thành phần tuyển vật có 5/15 VĐV lần đầu tham dự SEA Games và đều sinh năm 1992, 1993, trong đó nổi bật có Phạm Thị Loan, Cấn Tất Dự được chuyên gia CHDCND Triều Tiên đánh giá rất cao, Tất Dự sẽ đánh một trong hai hạng cân 74 và 84 kg tại SEA Games 27.

Những sự cố khó lường

Ông Nguyễn Thế Long khẳng định: “Đấu trường SEA Games có nhiều diễn biến khó lường, nhất là trong cuộc họp kỹ thuật diễn ra vào ngày 7.12. Các đội tuyển chỉ có 6 giờ để đăng ký nội dung thi đấu. Tức là sau cuộc họp này chúng tôi mới lựa chọn các VĐV để thi đấu hạng cân nào, chiến thuật, đấu pháp ra sao. Ván cờ này rất khó định trước. Tuy thực lực của vật VN không thể phủ nhận nhưng cũng e ngại những sự cố ngoài luồng”.

HLV trưởng Đới Đăng Hỷ cho biết thêm các đối thủ trong khu vực, nhất là Thái Lan, liên tục được đầu tư trong nhiều năm qua. Khó khăn lớn nhất rơi vào đội vật cổ điển vì các “vấn đề” liên quan đến trọng tài cũng thường nằm ở nội dung này. Cụ thể, vật cổ điển không cho phép những đòn đánh thấp như vật tự do nên sự chênh lệch thắng thua không rõ ràng. Một khi không thể thắng cách biệt đối thủ thì khả năng kết quả cuối cùng bị tác động bởi trọng tài là không thể loại trừ.

Trung Ninh

>> Đại hội thường niên VFF đúng vào SEA Games 27
>> Chưa công bố tên người cầm cờ cho VN tại SEA Games 27
>> Điều gì đã tạo sự tự tin cho các VĐV SEA Games 27?
>> Hơn 1,4 tỉ đồng thưởng nóng tại SEA Games 27
>> Cán bộ C45 theo sát đội U.23 Việt Nam tại SEA Games 27
>> U.23 Việt Nam đấu trận mở màn SEA Games 27 vào ngày 8.12
>> VFF kiến nghị lên AFC về việc xếp lịch SEA Games 27
>> Philippines rút lui khỏi môn bóng đá nam SEA Games 27
>> Không có đối thủ nào yếu tại SEA Games 27 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.