Từ vụ CLB Long An: Khi trọng tài sai luật thì... trận đấu vô nghĩa

21/02/2017 10:52 GMT+7

Khi trọng tài sai luật, giới chuyên môn gọi là 'lỗi kỹ thuật', thì trận đấu trở nên vô nghĩa, kết quả sẽ không được công nhận. Ấy là chiếu theo luật bóng đá.

Cách đây 6 năm, có một trận đấu bị hủy tại giải hạng Nhì Na Uy, đơn giản vì trọng tài sai luật. Đó là trận đấu giữa Alta và Nybergsund. Sau một pha ghi bàn của Alta, trọng tài để Nybergsund giao bóng khi vẫn còn vài cầu thủ Alta chưa kịp bước về phần sân nhà. Trớ trêu ở chỗ, Alta đã vin vào chi tiết vừa nêu để kiện, và rút cuộc họ thoát được một kết quả bất lợi. Liên đoàn bóng đá Na Uy quyết định hủy bỏ kết quả, tổ chức lại trận đấu vì trọng tài sai luật bóng đá (mọi cầu thủ đều phải ở phần sân nhà trước quả giao bóng).
Nội dung đã quá rõ ràng, dưới lăng kính luật. Ở đây chỉ xin nhấn mạnh: đã là luật bóng đá thì một trận đấu ở giải hạng Nhì Na Uy cũng phải tương đương với trận chung kết World Cup. Chỉ có sai hay đúng luật, chứ không phân biệt lỗi nhỏ hay lỗi lớn. Không có ai hoặc tổ chức nào trong bóng đá - kể cả FIFA - được quyền đứng trên luật bóng đá.
Lưu ý thêm: mỗi nơi có quyền ra quy chế riêng, điều lệ riêng cho giải đấu của mình, với điều kiện không vi phạm luật bóng đá. Ví dụ: muốn cho thay 5 hay 7 cầu thủ mỗi trận, cấm hay không cấm một cá nhân sở hữu nhiều đội bóng, treo giò bao nhiêu trận đối với một cầu thủ vừa lĩnh thẻ đỏ... Đấy là những điều mà luật bóng đá không hề quy định. Vậy, ban tổ chức các giải muốn quy định thế nào, tùy họ.
[VIDEO]: TÌNH HUỐNG THỦ MÔN MINH NHỰT QUAY LƯNG LẠI KHI CẦU THỦ TP.HCM SÚT PHẠT ĐỀN
Luật bóng đá không buộc cầu thủ phải đứng ngay giữa khung thành khi bắt phạt đền (miễn sao anh ta đứng trên vạch vôi). Trọng tài buộc thủ môn phải đứng vào giữa là trọng tài sai luật bóng đá. Cắc cớ, thủ môn có quyền khiếu kiện (giả sử cho rằng anh ta phải đứng lệch về một phía thì việc bắt bóng mới tốt - hoàn toàn có quyền). Như vậy, đây là trường hợp "trọng tài sai luật dẫn đến bàn thắng cho một đội" - nghiêm trọng gấp 10 cái sai ở tình huống giao bóng trong ví dụ nêu trên.
Khi trọng tài sai luật (giới chuyên môn gọi là "lỗi kỹ thuật") thì trận đấu trở nên vô nghĩa, kết quả sẽ không được công nhận. Ấy là chiếu theo luật bóng đá. Ngược lại, có những cái sai rõ ràng đến 100% nhưng do trọng tài không thấy, thì đấy là "lỗi nhận định", không thành vấn đề. Chẳng những thế, luật bóng đá còn quy định rõ: không ai - kể cả ban tổ chức giải - được quyền thay đổi quyết định của trọng tài trong trường hợp này. Chúng ta hãy nói về tình huống thủ môn quay lưng về phía bóng khi bắt phạt đền.

tin liên quan

Không chấn chỉnh V-League, khán giả sẽ quay lưng
Chưa mùa giải nào mà mới qua 6 vòng đấu đã có nhiều sự cố đáng buồn như năm nay. Việc Long An làm loạn là đáng chê trách và sẽ nhận hình phạt thích đáng, nhưng nhiều ý kiến cho rằng phản ứng của Long An cho thấy họ và nhiều đội khác đã quá ức chế về cách điều hành V-League cũng như đội ngũ trọng tài.
Luật không cấm. Nhưng trọng tài có quyền phạt thẻ vàng nếu cho rằng đấy là hành vi lố bịch, xem thường đối phương, xem thường khán giả... Đây là quyền nhận định của trọng tài. Còn nếu trọng tài không phạt thì có nghĩa là ông ta đã quyết định: hành vi ấy không đáng phạt. Nếu ban tổ chức kỷ luật thủ môn vì tình huống cụ thể vừa nêu thì có nghĩa là ban tổ chức đã "thay đổi quyết định của trọng tài" - điều này sai luật bóng đá. Xin được nhấn mạnh: đây không phải là chuyện trọng tài bỏ sót tình huống, không thấy, hoặc không biết!
Trên thực tế, khó mà liệt kê cho hết các trận đấu trên khắp thế giới bị hủy bỏ vì "lỗi kỹ thuật" của trọng tài. Cũng khó mà thống kê cho hết những trường hợp ai cũng thấy rõ là sai, nhưng không thể thay đổi quyết định của trọng tài (trong trường hợp trọng tài không mắc "lỗi kỹ thuật"). Đấy là những điều rõ ràng trong luật bóng đá, xin được lưu ý trong khi chờ xem những người có trách nhiệm xử lý trận đấu trên sân Thống Nhất ra sao.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.