Chiến lược bóng đá của Trung Quốc: Đe dọa cả châu Âu

04/01/2017 15:05 GMT+7

p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 10.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Times New Roman'; -webkit-text-stroke: #000000} span.s1 {font-kerning: none} Các ông chủ tại giải vô địch Trung Quốc (Chinese Super League - CSL) đang chấp nhận trả mức lương, người ta chỉ có thể mô tả là 'điên khùng', để mang về những cầu thủ không chỉ giỏi, mà còn danh tiếng nhất về phương Đông.

Khi Carlos Tevez nhận bản hợp đồng trị giá 40 triệu USD/năm, nhiều người thốt lên: "Tốt thôi, tuyệt cho anh ấy!". Nhưng khi Oscar, chôn chân trên băng ghế dự bị Chelsea trong 1 năm rưỡi qua, nhận bản hợp đồng trị giá 26 triệu USD, người ta chỉ có thể hy vọng anh ấy sẽ tỏa sáng tại Trung Quốc và mang tới sự chú ý cho chính mình và một giải đấu hy vọng trỗi dậy trở thành trung tâm của làng bóng đá thế giới. 

Đâu đó tại Viễn Đông, người ta kháo rằng sau Tevez, Oscar có thể là Messi của Barca và (chứ không phải hoặc) Ronaldo cùng Gareth Bale của Real Madrid. Giá trị hợp đồng của họ sẽ là bao nhiêu? Điều đó không thể biết, bởi nó căn cứ vào mức độ mong muốn từ đại diện của họ - đơn giản vì các tấm séc vốn luôn được để trống, chỉ chờ ai đó điền dấu vào chỗ trống. Và cũng không ai biết được tầm ảnh hưởng, nếu các bản hợp đồng đó thực sự xảy ra. 
Ở kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2016, 5/6 bản hợp đồng đắt giá nhất được thực hiện bởi một CLB đang dự CSL. Trong số đó có một lời đề nghị dành cho Arda Turan của Barca, trị giá 105 triệu USD/5 năm - thất bại. Nhưng lời đề nghị được đón chào nhiệt liệt bởi Alex Teixeira, khi đó đang chơi cho Shakhtar Donetsk, thay vì chấp nhận thử thách tại Liverpool và Premier League. Alex không phải ngoại lệ, bởi Jackson Martinez quyết định chơi bóng cho Guangzhou Evergrande và AFC Champions League, hơn là ở lại Atletico Madrid và thi đấu trận chung kết Champions League thứ 2 trong 3 năm. 

Trong 2 năm qua, các CLB dự CSL đã có bộ sưu tập các cầu thủ và HLV danh tiếng khiến bất kỳ giải đấu nào cũng phải thèm muốn và ghen tỵ. Và để nhanh chóng bù đắp những thiếu hụt về trình độ quản lý, phương pháp huấn luyện và chất lượng các trận đấu, Trung Quốc đơn giản giải quyết bằng những lời đề nghị không thể chối từ. 

Và nếu tốc độ chi tiêu này được duy trì, hơn thế còn mạnh bạo hơn, và chẳng có lý do để nghi ngờ về việc nó sẽ còn tăng lên trong thời gian tới, các đội bóng CSL chắc chắn sẽ knock-out bất kỳ đối thủ Tây Âu, ít nhất ở phương diện trả lương. 

Serie A của Ý từ lâu đã tụt hậu sau cả... MLS (giải bóng đá nhà nghề Mỹ) ở phương diện sở hữu cầu thủ nhận lương 5 triệu USD/năm. Ngay cả ở giải Bundesliga với hợp đồng bản quyền truyền hình mới, được xem là thu hẹp khoảng cách với Premier League, các ông chủ người Đức không chấp nhận thực tế "ai đó chỉ chạy trên sân 90 đến 180 phút/tuần để nhận về 300 ngàn USD/tuần", như lời cựu Chủ tịch Bayern Munich, Uli Hoeness. 
Lavezzi chấp nhận rời PSG để sang Trung Quốc AFP
Và điều đó góp phần khiến cho những cầu thủ giỏi như Hulk, Ezequiel Lavezzi, Martinez, Oscar, Tevez... và vô số người khác - những người trước đây chỉ mong nhận được hợp đồng tại Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Italy - có thêm một sự lựa chọn hậu hĩnh khác. 

Chiến thuật "biển tiền" của các tỷ phú người Hoa, còn ngầm nhận được sự chống lưng từ chính quyền, thông qua các Quỹ tài chính công và tư, thực sự đang khiến các ông chủ châu Âu và Mỹ bối rối, lưỡng lự và chùn tay trong cuộc đấu bên ngoài sân cỏ. Tiền, quân át chủ bài của người Hoa, khiến cho cục diện trận đấu bị đảo lộn: mức lương và phí chuyển nhượng cầu thủ tại châu Âu sẽ tăng. Tevez là cầu thủ được trả lương cao nhất thế giới - bạn có thể hình dung Ronaldo và Messi cảm giác thế nào khi nghe tin này! Các cầu thủ bóng đá luôn có xu hướng đo giá trị bản thân bằng mức thu nhập. Và trong hoàn cảnh này, Messi với 5 Quả bóng Vàng và Ronaldo với 4 Quả bóng Vàng chắc chắn không hạnh phúc. 

Bởi Ronaldo và Bale gần đây đều ký hợp đồng với những điều khoản bổ sung, Messi là trường hợp đang thu hút sự chú ý nhất - đặc biệt sau khi các đồng đội Neymar và Luis Suarez đều được tăng lương gần đây. Leo chưa ký hợp đồng mới kể từ tháng 5/2014, và 2 năm rưỡi là khoảng thời gian rất dài đối với anh, không nhận được những lời đề nghị xứng đáng với đóng góp của anh cho CLB. 
Rồi sẽ đến lúc Bale phải nghĩ về tương lai của mình AFP

Chủ tịch Barca, Josep Maria Bartomeu, mới đây trấn an tình hình. "Nếu anh ấy là cầu thủ giỏi nhất thế giới", Bartomeu nói về Messi, "Vậy anh ấy chắc chắn phải là cầu thủ đứng đầu trên thế giới ở mọi yếu tố liên quan, kể cả khía cạnh kinh tế".  

Messi chắc chắn hy vọng Bartomeu sẽ thực hiện lời cam kết. Ronaldo cũng vậy. Tương tự tới lượt mình, Bale và Neymar và Suarez và phần còn lại cũng muốn. Nếu ai đó chỉ đang chơi bóng ở Trung Quốc mà có thể nhận 300 ngàn bảng/tuần, vậy họ hoàn toàn xứng đáng được nhận hơn. 

Các cầu thủ giỏi và bình bình đang nhận mức lương cao tại Trung Quốc, và các ông chủ sẽ phải trả cao hơn để giữ chân cầu thủ, HLV, chuyên gia và nhà quản lý của mình ở lại. Và đó sẽ là Tsunami (sóng thần) lan tỏa từ lĩnh vực bóng đá, ra toàn bộ những lĩnh vực đời sống khác, không riêng ở châu Âu mà toàn thế giới. 

Đó sẽ là cuộc chiến kinh tế toàn cầu. 

Đâu đó, người ta có thể biện luận rằng không phải ai cũng muốn tới Trung Quốc. Nhưng, có đủ số lượng cầu thủ giỏi, đang ở đỉnh cao sự nghiệp tới đó để chứng minh rằng quan điểm đó đơn giản là không đúng. Trả đủ và đúng mức độ mong muốn, đa số các cầu thủ sẽ bị lay chuyển. Sau cùng, họ là những người chuyên nghiệp! 

Và bởi chơi bóng là nghề của họ, hãy gạt sang một bên những đòi hỏi về tính trung thành hay chỉ trích về lòng tham, chẳng ai giúp đỡ các cầu thủ sau khi chấm dứt sự nghiệp. Họ phải lo cho tương lai chính mình và gia đình. Thế nên, ngay khi cơ hội xuất hiện, ít người từ chối cơ hội tới lần thứ 2. 
Gia đình Glazer có thể sẽ phải lo giữ chân các ngôi sao đang thi đấu cho M.U AFP
Cho đến nay, chưa ai biết đáy túi của CSL nằm ở đâu. Và chuyện này đang tạo ra rắc rối không nhỏ cho các CLB châu Âu - những người đứng mũi chịu sào trong trận chiến trả lương và phí chuyển nhượng cầu thủ. Mọi thói quen, định lượng, định tính và chuẩn mực quen thuộc của họ đang dần dần bị thay đổi bởi chiến thuật "biển tiền" của người Hoa. 

Đã có những tiền lệ cho thấy rằng dòng tiền từ Trung Quốc đổ vào châu Âu và mọi ngõ ngách trong làng bóng đá thế giới CÓ THỂ chỉ là tạm thời. Giải Nga là một. Giải Brazil là hai. Giải Ấn Độ là ba. Họ đều vung tiền ra mua cầu thủ ngay khi nền kinh tế của mình tăng trưởng. Trung Quốc đang mụ người vì bóng đá, ngay cả khi mối quan tâm của người dân đối với CSL còn xa mới tương xứng với số tiền họ đang đổ vào bóng đá. 

Vấn đề là, chiến thuật "biển tiền" nằm trong chiến lược quảng bá hình ảnh "Đại Trung Quốc" của chính quyền Bắc Kinh. 

Mục tiêu của chính quyền Trung Quốc là thúc đẩy ngành thể thao bằng số tiền 800 tỷ USD, tính đến 2025. Liệu các ông chủ châu Âu có thể cầm cự từ nay tới đó? Chỉ 8 năm từ nay tới khi mục tiêu đó được cho là phải hoàn thành. Nhưng những gì đang xảy ra tại CSL cho thấy tiền của người Hoa đang thay đổi mọi khái niệm, chuẩn mực và dự đoán, không chỉ trong lĩnh vực bóng đá tại châu Âu nói riêng, mà cả ở những lĩnh vực khác của đời sống trên toàn thế giới. 

Bản quyền truyền hình của giải CSL đã tăng từ 13 triệu USD vào 2015 thành 200 triệu USD vào 2016. Số lượng khán giả trung bình/trận là 22 ngàn người/trận, tăng 17% so với năm ngoái - điều đó cho thấy rằng sự bùng nổ của bóng đá Trung Quốc đang hướng đến sự bền vững. 

Và nếu mức độ đầu tư duy trì ổn định như mức hiện tại ở Trung Quốc - cũng chẳng có lý do gì nghi ngờ về điều đó, với sức mạnh và quyết tâm tài chính của các tập đoàn chống lưng cho các CLB Trung Quốc - nền bóng đá thế giới, ở cấp độ CLB, sẽ thay đổi vĩnh viễn. 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.