Khi Mourinho thích 'hàng hiệu'

11/07/2017 11:59 GMT+7

p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; text-align: justify; font: 12.0px 'Times New Roman'; -webkit-text-stroke: #000000} span.s1 {font-kerning: none} Manchester United (M.U) chuẩn bị hoàn tất bản hợp đồng mua Romelu Lukaku với giá 90 triệu bảng. Lại thêm một bản hợp đồng 'khủng' xuất hiện trong làng bóng đá thế giới, thêm một dấu hiệu cho thấy 'các con nghiện mua sắm' ở Premier League vẫn chưa dứt cơn.

Sai lầm lớn
Lukaku, 24 tuổi, được chờ đợi là Didier Drogba mới của M.U, lấp vào khoảng trống khổng lồ mà Zlatan Ibrahimovic để lại, và tất nhiên, anh được chờ đợi sẽ gánh trách nhiệm ghi bàn mà chân sút vĩ đại nhất của CLB, Rooney, để lại (250 bàn không phải là cột mốc dễ đạt tới).
Lukaku đã chứng minh Mourinho sai lầm, như nhiều cầu thủ khác từng làm. Chân sút người Bỉ ghi 87 bàn/166 trận cho Everton, sau khi chính Mourinho đẩy anh rời Stamford Bridge với giá 28 triệu bảng.
Tất cả bắt nguồn từ việc Mourinho biết Antonio Conte rất muốn mang Lukaku trở lại Chelsea, nhưng HLV người Ý bị tắc ở khâu Giám đốc kỹ thuật Michael Emenalo.
Những diễn biến của cuộc chuyển nhượng này cho thấy chính M.U là người chủ động đẩy con số lên cao tới mức Everton không thể từ chối, từ 60 triệu bảng thành 75 triệu bảng, kèm 15 triệu bảng tiền thưởng liên quan tới phong độ của Lukaku và thành tích của CLB, cũng như 60 triệu bảng tiền lương cho chân sút người Bỉ - tổng cộng, bản hợp đồng này có giá trị lên tới 150 triệu bảng.
Mình thích thì bán thôi!
Những diễn biến trên thị trường chuyển nhượng mùa hè 2017 cho thấy các cầu thủ dịch chuyển không chỉ vì những khoản phí điên khùng, mà còn bởi CLB của họ không có nhu cầu giữ chân cầu thủ của mình, hoặc đơn giản là muốn bán đi khi có lợi nhuận.
Chelsea đã bán Ake cho Bournemouth với giá 20 triệu bảng AFP
Nathan Ake, dù không có đẳng cấp như Lukaku, là một ví dụ sống động khác. Bournemouth thoải mái chi 20 triệu bảng cho 1 cầu thủ mới chỉ chơi 41 trận Premier League, chỉ 7 trận trong đó trong màu áo Chelsea.
Điều đó không hẳn có nghĩa rằng Bournemouth đã hớ trong thương vụ này; đơn giản chỉ là Eddie Howe đã ký hợp đồng với một cầu thủ tỏa sáng trong màu áo CLB, khi được mượn chơi bóng ở đây để tích lũy kinh nghiệm Premier League, trong khi Chelsea muốn “xuất khẩu” một hậu vệ họ không có kế hoạch sử dụng.
Điểm mấu chốt thuyết phục Howe chi tiền là vì trong 12 trận Ake chơi bóng cho Bournemouth, họ chỉ thua 4 trận. Và, Ake mới chỉ 22 tuổi.
Vấn đề là, câu chuyện kiểu này sẽ không bao giờ xảy ra ở những giải đấu khác. Trong khi Real Madrid và Barcelona đều có thể thực hiện những bản hợp đồng đắt giá nhất thế giới, trả những mức lương hậu hĩnh cho các siêu sao bóng đá không kém cầu thủ Premier League, không ai có thể nghĩ tới việc Alaves, Borussia Monchengladbach, Torino, St Etiene, cùng đứng thứ 9 tại La Liga, Bundesliga, Serie A và Ligue 1, chi 20 triệu bảng cho một cầu thủ.
Thực tế, ‘Gladbach từng đề nghị Chelsea mua trung vệ Andreas Christensen, 21 tuổi, đang chơi cho họ theo diện cho mượn suốt 2 năm qua, với giá 14,5 triệu bảng. Kết quả? Chelsea khẳng định đại diện đội bóng Đức không cần tới London, với đề nghị trị giá ngần đó.
Đã phi mã, nay còn hơn
Phil Hutchinson, cố vấn pháp luật mảng thể thao tại hãng luật Mills & Reeve (Anh), giải thích rằng những bản hợp đồng “khủng” đã và đang xuất hiện như nấm sau mưa tại Anh, chính là kết quả của bản hợp đồng bản quyền truyền hình trị giá 5 tỷ bảng tại Premier League.
“Hiển nhiên là lợi nhuận từ việc chơi bóng tại Premier League có ý nghĩa đóng góp một phần vào tình trạng này, nhưng bản hợp đồng bản quyền truyền hình mới là yếu tố chính”, Hutchinson nhấn mạnh. “Tiền càng đổ vào tài khoản các CLB nhiều, giá trị cầu thủ càng tăng lên, dù chất lượng chơi bóng có thể không tương xứng. Tôi nghĩ, sớm muộn chúng ta sẽ được chứng kiến một vụ mua bán cầu thủ trị giá 100 triệu bảng”.
Mbappe (phải) có thể trở thành cầu thủ đắt giá nhất thế giới ở tuổi 18 AFP
Kylian Mbappe là một ví dụ có thể khiến dự báo này sớm xảy ra. Monaco cho thấy không hoàn toàn quyết tâm giữ chân “măng non”, và cũng chẳng quan tâm việc ai muốn mua tài năng trẻ của mình, miễn là họ có thể chồng lên bàn ít nhất 100 triệu bảng. Real Madrid được cho là đã đề nghị 114 triệu bảng. 20 năm về trước, Barcelona từng trả 19,5 triệu USD – kỷ lục chuyển nhượng thế giới thời điểm đó – để mang Ronaldo “người ngoài hành tinh” về sân Nou Camp. Họ cùng chỉ mới 18 tuổi.
Các vụ chuyển nhượng là không thể dự đoán và phán xét. Các mức phí được đặt ra, chủ yếu từ phía CLB bán cầu thủ; nếu cầu thủ đủ tài năng, chắc chắn sẽ luôn có ít nhất một nhà đầu tư sẵn sàng bấm chuông cửa.
Có điều, tài năng có thể đi cùng với một cầu thủ trị giá 100 triệu bảng, nhưng mối quan hệ gắn bó giữa người được trả mức lương 300 ngàn bảng/tuần với CĐV địa phương chắc chắn không chặt chẽ.
Chỉ có điều, ngày đó và mối quan hệ kiểu đó đã đến và đi, có lẽ mãi mãi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.