AVG tiếp tục nói "không" với VPF

28/02/2012 17:55 GMT+7

(TNO) Trong văn bản gửi đến Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) chiều nay 28.2, Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG) một lần nữa khẳng định không đồng ý với đề nghị của VPF sẽ để Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là đơn vị độc quyền nắm giữ bản quyền truyền hình (BQTH) các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.

(TNO) Trong văn bản gửi đến Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) chiều nay 28.2, Công ty cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG) một lần nữa khẳng định không đồng ý với đề nghị của VPF sẽ để Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là đơn vị độc quyền nắm giữ bản quyền truyền hình (BQTH) các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.


Cuộc tranh chấp bản quyền truyền hình bóng đá Việt Nam vẫn chưa đến hồi kết - Ảnh: Minh Tú

Trong văn bản, tại mục 2 điều a (tức điều kiện thứ nhất), AVG khẳng định chỉ đàm phán với VPF về bản quyền (tức khai thác thương mại các trận đấu đã được hoàn thành phần sản xuất tín hiệu) sau khi VPF đáp ứng được điều kiện về pháp lý như: VPF đã được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) ký hợp đồng ủy quyền cho khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy chế bóng đá chuyên nghiệp sửa đổi, bổ sung.

Ở điều b (điều kiện thứ 2), là VPF phải công nhận và cam kết tôn trọng hợp đồng mà AVG đã ký với VFF về việc chuyển nhượng thương quyền các giải bóng đá Việt Nam 2011 - 2030.

Còn về tại điều a của mục 3, với đề nghị của VPF sẽ để Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) là đơn vị độc quyền nắm giữ BQTH các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, AVG khẳng định không đồng ý.

Theo công văn của AVG, AVG đã có kế hoạch và đang làm việc với VTV, VTC theo hướng cả 3 đơn vị cùng hợp tác khai thác (thậm chí cùng nhận chuyển nhượng từ VFF) thương quyền truyền hình các giải bóng đá của Việt Nam (đương nhiên nếu được sự đồng ý của VFF).

Với đề nghị về số tiền phải trả (ở điều b), AVG cho hay AVG cùng VTV và VTC sẽ trao đổi và có ý kiến trả lời VPF sau. Tuy nhiên, AVG nhấn mạnh đến thời điểm này, số tiền cần thanh toán theo Hợp đồng là trả cho VFF chứ không phải trả cho VPF.

Về đề nghị AVG phải làm việc với VFF để giao lại quyền khai thác thương quyền cho VPF (ở điều c), AVG sẽ không thực hiện.


Chủ tịch hội đồng quản trị AVG Phạm Nhật Vũ - Ảnh: Ngô Nguyễn

AVG cũng khuyến cáo VPF có quyền đề nghị VFF nhưng trong mọi trường hợp VFF và VPF cần tôn trọng hợp đồng đã ký với AVG. Một khi AVG (với sự đồng ý của VFF) đã phối hợp với VTV và VTC cùng khai thác thương quyền truyền hình bóng đá thì tới đây, VFF hoặc đơn vị được ủy quyền của VFF sẽ trao đổi cùng với cả ba đơn vị là VTV, VTC và AVG.

Trong trường hợp cả 3 bên (VTV, VTC và AVG) cùng nhận chuyển nhượng và cùng khai thác thương quyền truyền hình bóng đá Việt Nam, AVG vẫn giữ nguyên cam kết dành toàn bộ lợi nhuận thu được từ kinh doanh thương quyền truyền hình bóng đá để đóng góp cho các hoạt động thể thao Việt Nam.

Như vậy, theo văn bản trả lời của AVG cho yêu cầu từ phía VPF cách đây 1 tuần, phía AVG chỉ đồng ý với VPF duy nhất một quan điểm: "AVG đồng ý với VPF về quan điểm cần tính tới lợi ích của bóng đá Việt Nam. AVG đã, đang và sẽ tiếp tục suy nghĩ, hành động vì bóng đá Việt Nam nói riêng và thể thao Việt Nam nói chung", trích từ mục 1.

>> Vụ bản quyền truyền hình vẫn chưa có hồi kết
>> VPF sẽ có thực quyền sau tháng 2
>> AVG lòng vòng với báo chí
>> VPF yêu cầu chuyển giao quyền tổ chức các giải đấu
>> VPF tiếp tục khiếu nại
>> Thanh tra Bộ giải thích về khiếu nại của VPF
>> VPF khiếu nại lên Bộ trưởng VH-TT-DL
>> Hợp đồng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG là hợp lệ

Sơn Tùng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.