Thế giới nhỏ lại, áp lực lớn lên

13/09/2017 19:24 GMT+7

Đến bây giờ, người viết vẫn nhớ như in câu chuyện được các đàn anh đồng nghiệp kể lại về nghề làm báo ngày xưa gian khổ nhưng đầy ắp cảm xúc, thuở phải viết vội bằng tay rồi quăng cho cánh tài xế đường dài chuyển về tòa soạn tại Sài Gòn...

Những làn sóng công nghệ nối tiếp không ngưng nghỉ đang biến đổi bộ mặt xã hội một cách mạnh mẽ. Trong đó báo chí là phải là một trong những đơn vị tiên phong thích ứng nhanh nhất.
Từ những năm 80-90 của thế kỷ trước, khi máy đánh chữ và điện thoại bàn là thứ xa xỉ mà những đàn anh dày dạn trận mạc phải "tia" ngay khi đến một địa phương, ngày nay phóng viên "sướng" hơn rất nhiều. Chỉ một cái nhấp, có thể ngay lập tức truyền tải thông tin về quê nhà qua điện thoại, hoặc máy tính xách tay.
Cuộc cách mạng thông tin đã khiến người làm báo trở nên dễ dàng và tức thời hơn rất nhiều. Nhờ SIM 3G, 4G, hay các thiết bị modem wifi, đôi khi thay cho những câu chữ mô tả thì đơn giản là ta… livestream qua facebook hoặc youtube.
Hoặc chỉ vài giây sau khi Công Phượng ghi bàn, cô gái vàng wushu Dương Thúy Vi đoạt HCV thì ảnh đã xuất hiện trên mặt báo điện tử, vài phút nữa là clip và những ý kiến chuyên môn từ các phía.
Tốc độ là thứ phải bảo đảm cao song song chuẩn mực chất lượng.
Nhưng cũng với sự thuận lợi đó lại đặt ra áp lực cực lớn buộc người làm báo thời đại số phải “nâng cấp” kỹ năng để tồn tại. Từ chỗ chỉ chuyên môn viết hoặc chụp đơn thuần, nay phóng viên khi đi “đánh trận” đều phải tự xác định biết viết, chụp và quay, livestream thành thạo.
Khối lượng tin, bài, ảnh… rất lớn đó khiến nhu cầu về internet mọi lúc, mọi nơi trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Gần như là chuyện sinh tồn.
Phóng viên Thanh Niên kích hoạt thiết bị Laxgo sau khi hạ cánh xuống sân bay Kuala Lumpur chuẩn bị cho SEA Games 2017 Độc Lập
Bắt nhịp với xu hướng, mặc định từ World Cup U.20 tại Hàn Quốc và mới nhất là SEA Games 2017, thao tác đầu tiên khi xuống máy bay của nhóm phóng viên Thanh Niên là mở thiết bị wifi di động Laxgo để kích hoạt internet với tiêu chuẩn 4G.
Trải nghiệm tuyệt nhất là tại Hàn Quốc, quốc gia có nền cơ sở hạ tầng internet và viễn thông hàng đầu thế giới. Không cần phải mua SIM các mạng viễn thông địa phương lắm khi thủ tục rầy rà, chúng tôi đơn giản dùng internet từ thiết bị Laxgo đem theo và không phải bận tâm về đường truyền.
Chứ như SEA Games 2013 tại Myanmar các phóng viên mua SIM điện thoại cực khó, phải nhờ đến... quân đội và ra sân bay về nước phải nộp lại SIM điện thoại! 
Chỉ 4 năm sau, cứ thế yên tâm chắc rằng ngay cả khi đang ngồi giữa sân vận động Suwon đỏ rực, chật kín gần 4 vạn khán giả thì phóng viên ảnh Độc Lập hay biên tập viên truyền hình Tuấn Anh vẫn không bị gián đoạn tác nghiệp gửi thông tin về nhà. Cứ như đang ở phòng bên.
Một phần trang thiết bị chiến đấu của phóng viên ảnh Độc Lập tại SEA Games 2017 Độc Lập
Ấn tượng tại Malaysia thấp hơn một chút, có lẽ do tại Hàn Quốc quá tốt. Với tiêu chuẩn du lịch đoàn, số tiền 130 ngàn đồng mỗi ngày có thể phát wifi cho 10 thiết bị cùng lúc là không tồi.
Nhưng tại SEA Games 2017, khi đối mặt không chỉ là bóng đá mà còn hàng chục nội dung thi đấu của các môn thể thao khác, điểm hạn chế của dung lượng 500MB, thậm chí là 1GB một ngày hiện rõ. Đến mức anh em phải căn chỉnh thời điểm sử dụng internet vì ngốn dữ liệu rất khủng! 
Có khi đến trưa đã báo động đỏ hết dung lượng tốc độ cao! Hoặc hạn chế khá phổ biến là độ bám tường của cục chấu ổ cắm Laxgo là không tốt lắm.
Được cái này thì mất cái kia, mỗi thời một khác nhưng yêu cầu báo chí vẫn sẽ có chung điểm cốt lõi. Những thế hệ phóng viên trẻ của Thanh Niên cũng như các đồng nghiệp xung quanh vẫn tiếp bước truyền thống "linh hoạt, sáng tạo" để nhanh nhất gửi thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ về cho người hâm mộ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.