Lạ lùng sân chơi quần vợt nữ... tiếp sức

06/09/2018 22:04 GMT+7

Tiếp sức vốn chỉ có trong điền kinh và bơi lội, chưa bao giờ nghe nói quần vợt mà có nội dung tiếp sức.Nhưng thật lạ lùng khi giải quần vợt nữ Lady group mở rộng năm 2018 vừa diễn ra tại cụm sân Thanh Lam (Q Tân Phú, TP.HCM) lại trở nên thú vị với cách chơi tiếp sức hào hứng này

Chị Loan “Bầu Cát”, một trong những người “sáng lập” ra giải đấu cho biết “Phụ nữ đánh tennis ngày một nhiều hơn khi nhu cầu rèn luyện thể chất gia tăng mà môn thể thao quý phái này rất phù hợp với chị em đang theo đuổi đam mê vừa có ngoại hình đẹp vừa làm sang trọng cho cuộc sống của mình.
Các tay vợt nữ có mặt ở sân chơi tiếp sức Dung Nguyễn
Nhưng thường phụ nữ khi ra sân đấu chỉ giữ vai trò thứ yếu, hoặc đứng chung với các tay vợt nam để tạo hình ảnh như một parner, hoặc chỉ đánh 1-2 trận chưa đã lắm rồi phải nghỉ, ít bao giờ được đắm mình một cách hào hứng. Vì vậy chúng tôi mới quyết định tập hợp nhau lại và mở rộng mời các chị em chơi tennis từ nhiều nơi khác nhau quây quần về ghép chung với nhau đấu liên tục từ sáng đến chiều tối cho thỏa đam mê của mình. Từ năm rồi chúng tôi đã tổ chức nhưng quy mô chưa mở rộng nhưng năm nay đã tập hợp được hơn 60 tay vợt của 13 đội để đưa giải đấu thành một sân chơi truyền thống của phụ nữ”
Các tay vợt tạo dáng trong đội của mình Dung Nguyễn
Bạn Nguyễn Phương Dung, một trong các tay vợt nữ tham gia rất tích cực giải đấu này kể lại với sự hồ hởi “ Không phải ngẫu nhiên mà chúng tôi chọn đây là giải đấu tiếp sức, vì để đánh liên tục và có thể vào sâu nhất thì cần những tay vợt ghép chung ăn ý với nhau và quan trọng là tiếp sức cho nhau để truyền cảm hứng và tạo động lực vươn lên mạnh mẽ.
Các tay vợt tạo dáng trong đội của mình Dung Nguyễn

Cách chơi của chúng tôi cũng thu vị ở chỗ các đội sẽ đăng ký team 3 với trình độ cộng lại 1800 (trung bình mỗi người 600) và đôi nữ bốc thăm với trình 1220 (trung bình 610 / người) sau đó bốc thăm nếu vào nhánh nào đấu trước thì sẽ đấu sau đó tiếp sức nhau đầu tiếp. Ví dụ như đấu vòng loại quy định là 11 (ai đến bàn thứ 11 trước là thắng) đôi nữ sẽ đấu khi ai đến bàn thứ 6 trước ví dụ 6 l/4, 6/5 sẽ dừng sẽ đổi sang team 3, nghĩa là sẽ có tay vợt tăng cường vào hoặc thay thế đảm bảo đúng trình đánh tiếp nếu ai đến bàn thứ 5 trước sẽ thăng. Nghĩa là tổng cộng đên bàn thứ 11 là thắng. Từ tứ kết trở đi chỉ đấu đến bàn thứ 9... Cách chơi này tạo sự vui nhộn, hào hứng và thú vị đê các tay vợt liên tục tiếp sức nhau, cùng reo hò cổ vũ nhau một cách đầy khí thế...”.
Sân chơi này quả là khá lạ, nhưng trong điều kiện của chị em thì có cảm giác thật trẻ trung và sôi nổi. Bên trong thì đồng đội căng súc để đánh, bên ngoài tha hồ các tay vợt thi nhau làm dáng tạo ấn tượng và “truyền lửa” bằng sự tươi trẻ, nhí nhảnh của mình.
Một sân chơi hào hứng như thế dù có nhiều cái tên nghe rất sốc như hoa hồng gai, hoa hồng lửa, hoa tình yêu, hoa mộc lan, hoa lan hồng, hoa phượng đỏ..quy tụ các tay vợt từ Bình Dương, Lâm Đồng, Đồng Nai hay dưới miền Tây vẫn hòa quyện vào nhau làm nên một cuộc thi đồng đội tiếp sức lạ nhưng vui làm phong phú thêm đời sống tennis.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.