Sao thế những “ông kẹ”?

22/06/2010 23:02 GMT+7

Những bài học thất bại đến phát cuồng của những “ông kẹ” là ứng viên sáng giá cho chức vô địch World Cup 2010 như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh với những đội “chiếu dưới” hình như không làm “sáng mắt” cho đội tuyển 4 lần VĐTG Ý. Đá với “chú lùn” New Zealand, nếu không có cú ngã quá khéo và “chuyên nghiệp” của De Rossi, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra cho Ý sau khi bị New Zealand dẫn trước từ lỗi chặn bóng “nghiệp dư” của Cannavaro, cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2006.

Những bài học thất bại đến phát cuồng của những “ông kẹ” là ứng viên sáng giá cho chức vô địch World Cup 2010 như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh với những đội “chiếu dưới” hình như không làm “sáng mắt” cho đội tuyển 4 lần VĐTG Ý. Đá với “chú lùn” New Zealand, nếu không có cú ngã quá khéo và “chuyên nghiệp” của De Rossi, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra cho Ý sau khi bị New Zealand dẫn trước từ lỗi chặn bóng “nghiệp dư” của Cannavaro, cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2006.

Sự ngã ngựa của những “ông kẹ” trước các đội “tí hon”, các nhà cầm quân có nhiều lý do để chống chế. Nhưng suy cho cùng, khi bóng đá ngày nay được tính toán thực dụng thì “tính” chiến đấu cho màu cờ sắc áo của những cầu thủ “hàng sao” cho đội tuyển quốc gia xem ra quá nhạt nhòa. Sau một mùa bóng bị vắt kiệt sức ở CLB và áp lực tâm lý từ giới truyền thông, thì dễ hiểu “khi đầu không thông, vác bi-đông cũng nặng”.

Như vậy, triết lý của “vua” Otto Rehhagel (HLV tuyển Hy Lạp): “Khi cuộc chơi không cân sức, chúng tôi phải chọn con đường riêng của mình” có lẽ sẽ trở thành chân lý vì đã phần nào mang lại thành công nhất định cho những đội bóng “tí hon” khi đối đầu với những “ông kẹ” hãnh tiến!

Nguyễn Nhã Toàn
(241A Thống Nhất, P.16, Q.Gò Vấp, TP.HCM)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.