Bóng chuyền còn nhiều bất ổn

06/02/2014 08:15 GMT+7

Trong khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) đã lên kế hoạch cụ thể ngay sau tết sẽ tiến hành đại hội thì đến giờ Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cũng là một trong những tổ chức xã hội hóa mạnh, vẫn bình chân như vại.

Trong khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) đã lên kế hoạch cụ thể ngay sau tết sẽ tiến hành đại hội thì đến giờ Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cũng là một trong những tổ chức xã hội hóa mạnh, vẫn bình chân như vại.

 Bóng chuyền VN phải tự cứu mình bằng việc phải sớm tổ chức đại hội - Ảnh: Khả Hòa
Bóng chuyền VN phải tự cứu mình bằng việc phải sớm tổ chức đại hội - Ảnh: Khả Hòa

Bóng chuyền là môn đấu tập thể được người hâm mộ yêu thích nhiều chỉ sau bóng đá, nhưng mấy năm qua hoạt động của môn thể thao này không được sự quan tâm và đầu tư thỏa đáng. Trong khi nhiều sự kiện bóng đá trong nước cùng hoạt động đối ngoại khá phong phú liên tục xuất hiện trên các kênh truyền thông thì thông tin về những việc đã và chưa làm được của bóng chuyền rất hạn chế, nếu không muốn nói chỉ đến giải VĐQG hay VTV Cup thì người ta mới biết đến vài đội bóng, vài cái tên nổi bật, vài người đẹp chân dài, còn lại khi không có giải đấu thì VFV cũng lặng yên như tờ. Tìm hiểu từ những người có trách nhiệm thì được biết sở dĩ VFV “đứng hình” là do bộ máy của tổ chức này hoạt động không đều tay, không có sự liên kết và hỗ trợ tốt. Ngay cả chuyện đại hội theo đúng chu kỳ cũng gặp sự đùn đẩy hoặc né tránh, đại loại như chờ trên quyết, nhanh lắm là tháng 4 hoặc có thể kéo qua tháng 6. Lý do chính là sự lỏng lẻo trong việc định hướng chiến lược và bế tắc trong việc xây dựng bộ máy đầu não. Thế nên sự lúng túng đó khiến gần như chưa ai có thể đưa ra được giải pháp cụ thể nào về việc củng cố VFV vốn đã trì trệ từ nhiều năm qua.

Yếu kém lớn nhất mà VFV cho thấy rõ nhất là chưa có sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ với CLB để chăm lo đến công tác đào tạo trẻ. Khi 2 đội tuyển bóng chuyền VN giành được huy chương tại SEA Games 27, hầu hết mọi người đều thấy rõ đó là những nỗ lực cuối cùng của lớp cựu binh vì số trẻ nhìn chung vẫn chưa chứng tỏ được nhiều. Một phần do lực lượng kế thừa chưa tốt, các HLV vì bệnh thành tích không dám mạnh dạn sử dụng, nhưng mặt khác chính là sự thiếu nghiêm túc và chuyên nghiệp trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của VFV khiến cho các đội tuyển trẻ chưa bao giờ có được sự đầu tư tốt nhất và lực lượng mạnh nhất. Ngay chính Tổng thư ký Trần Đức Phấn có lần đã nhìn nhận một số VĐV khi được triệu tập đã không thực hiện nghĩa vụ lên tuyển, nhưng VFV lại du di hoặc nhắm mắt làm ngơ, chưa áp dụng biện pháp cứng rắn chẳng hạn như cấm thi đấu những trường hợp này tại các giải đấu quốc nội, nên con bệnh càng ngày càng lờn thuốc.

Dù đã có vài cố gắng như loại bỏ ngoại binh khỏi giải đấu vô địch quốc gia và sắp xếp lại hệ thống thi đấu các giải phù hợp hơn, ưu tiên cho các đội tuyển và CLB thi đấu quốc tế, nhưng dấu ấn của VFV trong năm qua vẫn rất mờ nhạt. Vẫn còn xuất hiện sự thiếu hợp tác hoặc ngầm chống đối trong điều hành của một vài cá nhân ở thường vụ VFV khiến dư luận lo ngại nếu không có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhiệm kỳ tới thì bóng chuyền VN sẽ càng trượt dài, tiếp tục mất cân bằng trong nỗ lực thoát khỏi cái bóng của Thái Lan, Indonesia ở “vùng trũng” Đông Nam Á.

Đăng Khoa

>> Bóng chuyền nữ VN xuất khẩu cầu thủ
>> Thái Lan dạo chơi ở môn bóng chuyền nữ
>> Bóng chuyền nam dễ thở
>> Bóng chuyền VN có vùi dập nhân tài ?
>> Nghịch lý ở đội tuyển bóng chuyền nam

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.