Chủ tịch F1: 'Hà Nội thỏa mãn các điều kiện tổ chức giải đua Thể thức 1'

07/11/2018 15:00 GMT+7

Nhân sự kiện Ban tổ chức giải đua xe Thể thức 1 (F1) công bố chính thức chăng đua tại Hà Nội từ năm 2020, sáng 7.11, Báo Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn ông Chase Carey, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Formula One World Championship Limited (Công ty nắm giữ quyền khai thác thương mại giải đua F1).

Chase Carey, người có bằng MBA tại trường đại học danh tiếng Harvard, hiện đồng thời là Phó chủ tịch của hãng truyền thông 21st Century Fox. Ngày 23.1.2017 ông được bổ nhiệm vào vị trí hiện thời thay thế Bernie Ecclestone quản lý và điều hạnh các hoạt đồng thương mại của giải đua xe danh giá nhất hành tinh.
* Chủ sở hữu F1 và Hà Nội chính thức gặp nhau và đàm phán về sự kiện khi nào? Ông có thấy mạo hiểm khi đưa F1 về Việt Nam (VN) hay không và cơ sở nào để ông kỳ vọng vào sự thành công khi F1 tổ chức tại VN?
Ông Chase Carey: Tôi đến VN khoảng 1 năm rưỡi trước (khoảng tháng 4.2017) để bắt đầu thương thảo với TP. HN về việc tổ chức F1 tại đây. F1 là một sự kiện rất lớn, không chỉ diễn ra trong 1 ngày khi cuộc đua diễn ra mà nó là một chuỗi những sự kiện diễn ra trong 3 ngày cuối tuần. Những sự kiện như vậy luôn có những đòi hỏi rất cao trong việc tổ chức, chuẩn bị.
Trong quá trình thương thảo Hà Nội và Vingroup đã đưa ra những phương án có sức thuyết phục cao. Chúng tôi có kỳ vọng của mình về sự kiện này, Hà Nội cũng có kỳ vọng của họ và chúng tôi đã nỗ lực tìm tiếng nói chung để có 1 sự kiện mà các bên đều cảm thấy mãn nguyện. Cách họ phối hợp với nhau để tổ chức sự kiện này khiến Hà Nội nổi trội hơn các nơi khác và đó là lý do mà chúng tôi đã quyết định chọn Hà Nội.

tin liên quan

Việt Nam sẽ tổ chức 1 chặng đua F1 từ năm 2020

Kế hoạch đưa 1 chặng đua F1 (Công thức 1) đến Việt Nam (VN) đã được Liên đoàn ôtô quốc tế (FIA) xác nhận sẽ diễn ra vào năm 2020, địa điểm diễn ra tại thủ đô Hà Nội.

* Theo ông điều gì sẽ tạo nên sự thành công của F1 tại VN. Tiền bạc, kỹ năng quản trị quy trình tổ chức, cơ sở hạ tầng, ý chí....
Ông Chase Carey: Chúng tôi ấn tượng với sự phát triển của VN nói chung và Hà Nội nói riêng. Qua các cuộc trao đổi giữa hai bên chúng tôi tin tưởng rằng Hà Nội sẽ làm tốt và tổ chức một sự kiện mà tất cả các bên đều muốn thấy. Chúng tôi có 21 chặng đua và mỗi chặng đua có những đặc thù riêng. Có những nơi chặng đua được tổ chức ở những vùng ngội ô khá hẻo lánh như Spa (ở Bỉ) hay ở Áo (RedBull Ring), những nơi đó sẽ có khó khăn riêng.
Hà Nội tổ chức trong thành phố tương tự như Monaco hay Singapore và tổ chức trong phố sẽ có những khó khăn của nó nhưng bù lại nó tận dụng được năng lượng của cả thành phố, nó sẽ giúp cho sự kiến thu hút được lượng khan giả đông đảo hơn. Tổ chức trong phố sẽ là cơ hội lý tưởng không chỉ cho chính quyền thành phố mà cho cả những người sống tại đó và đó là những yếu tố đảm bảo cho sự thành công.
Quảng trường Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình - địa điểm sẽ diễn ra F1 Vy Khánh
Phối cảnh khán giả chứng kiến giải F1 tại Hà Nội BTC
* Được biết kinh phí tổ chức và những vấn đề khác có liên quan có thể lên đến 150 triệu USD. F1 sẽ hỗ trợ thế nào để Hà Nội không gặp rủi ro mà thậm chí có lãi ngay lần đầu tổ chức?
Ông Chase Carey: Chúng tôi luôn luôn muốn sự kiện sẽ thành công với nhà tổ chức địa phương. Sự kiện sẽ mang lợi nhuận trực tiếp tới từ những người tới đây du lịch, tới đây chứng kiến chặng đua đồng thời sự kiện cũng là bàn đạp cho VN và Hà Nội ra thế giới. Về mặt chi phí chúng tôi sẽ làm việc chi tết với nhà tổ chức HN để đảm bảo yếu tố lợi nhuận, cách tạo ra lời nhuận và cách nắm bắt các cơ hội. Mỗi chặng đua có đặc thù riêng do vậy mỗi nhà tổ chức sẽ có cách thực thực hiện và mục tiêu khác nhau. Chúng tôi không quyết định trao quyền tổ chức dựa trên góc độ kinh tế mà chúng tôi quyết định dựa vào việc chặng đua được tổ chức như thế nào để hình ảnh của sự kiện được tiếp cận đến đông đảo người xem càng tốt, tạo bước đẹm cho thành phố tổ chức được biết đến trên toàn thế giới càng rộng rãi càng tốt.
Đây là một môn thế thao cần được quảng bá nhiều và chúng tôi có trách nhiệm riêng của mình bởi chúng tôi có thượng hiệu của mình, những đơn vị được nhượng quyền, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhà tổ chức địa phương, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức của các nơi khác trên thế giới mà chúng tôi đã học được trong thoài gian qua. Tuy nhiên trách nhiệm chính vẫn thuộc về nhà tổ chức địa phương.
* Tại sao trước đây chủ sở hữu F1 từng từ chối việc tổ chức tại Việt Nam mà giờ lại nhận lời. Và xin ông cho biết, tại sao lại tiến hành chặng đua vào tháng 4.2020?
Ông Chase Carey: Có rất nhiều nơi muốn đăng cai 1 chặng đua F1 nhưng cơ hội là rất hạn chế, năm nay và năm sau (2019) chúng tôi có 21 chặng đua cho cả mùa giải do vậy chúng tôi lựa chọn theo tiêu chí rất khắt khe. HN có những điều mà chung tôi trông mong khi dự định tổ chức giải đua mới. HN cũng có những kế hoạch phù hợp với định hướng phát triển của chúng tôi với những nết rất riêng của HN hơn nữa HN là nằm trong khu vực trọng tâm phát triển của chúng tôi. Chung tôi cho rằng tháng 4 là thời điểm rất phù hợp, rất tốt cho việc tổ chức sự kiện này.
* Xin cảm ơn ông!
Theo nguồn tin của Thanh Niên, cung đường đua F1 tại Hà Nội đã được phía Hà Nội và chủ sở hữu F1 lên mô hình phối cảnh. Ông Phạm Mạnh Lân – giám đốc đội đua xe TrippleX Karting cho biết: "Theo phối cảnh này có thể dự đoán đây sẽ là đường đua chạy ngược chiều kim đồng hồ.

Sau khi xuất phát cua số 1 sẽ là cua trái khá gắt trước khi các xe bám theo một cung tròn. Đây hứa hẹn sẽ là điểm mấu chốt của các pha tranh chấp giành vi trí sau khi xuất phát. Ngay sau đó sẽ là một đoạn thẳng dài trước khi đến 1 khúc cua cùi chỏ (hairpin).

Không như những khúc cua cùi chỏ khác tại các đường đua hiện hữu trên thế giới, khúc cua cùi chỏ này bắt đầu bằng một cua phải trước khi các xe bám theo cung tròn trái. Thiết kế này tạo ra một điểm phanh rất gấp đòi thử thách các xe về khả năng cân bằng khi phanh và các tay đua về kỹ năng phanh hiệu quả nhất. Một chiếc xe kém cân bằng khi phanh sẽ trở thành mục tiêu tấn công hoàn hảo của chiếc xe phía sau. Phanh quá sớm hay quá muộn đều sẽ phải trả giá.

Kế đó sẽ là một đoạn thẳng khác vời chiều dài dường như bất tận. Đây sẽ là 2 đoạn thẳng phù hợp để đặt khu vực trợ giúp vượt với việc sử dụng hệ thống giảm lực cản khí động học của cánh sau xe (Drag Reduction System – DRS). Tuy nhiên nếu đây là layout cuối cùng thì e rằng đoạn thẳng thứ 2 này là quá dài. Đặt một khúc cua nhỏ (chicane) đâu đó trên đoạn thằng này sẽ tạo thêm một điểm có khả năng vượt qua đó tang sự hấp dẫn cho cuộc đua.

Cuối đoạn thẳng thứ 2 sẽ là 1 khúc cua trái trước khi tới khu vực đường đua thách thức xe của các đội về mặt kỹ thuật mà cụ thể là sự hiệu quả của thiết kế khí động học, sự cân bằng của khung gầm (chassis balance) với hàng loạt khúc cua trái, phải liên tiếp ở tốc độ cao trước khi trở về đoạn thẳng chính với vạch đích.

Ông Phạm Mạnh Lân (áo kẻ) - giám đốc đội đua xe TrippleX Karrting và David Couthard (bìa trái), cựu tay đua F1 của các đội Williams, McLaren và RedBull Racing. Nhân vật cung cấp

Điểm hạn chế của các đường đua trong phố, nhất là ở những thành phố lớn như Hà Nội là chúng ít có sự thay đổi về cao độ. Tuy nhiên với khu vực pit building và phía sau của nó nơi có hàng loạt khúc cua trái phải tốc độ cao là khu vực xây mới thì việc thay đổi cao độ ở khu vực này là việc hoàn toàn có thể thực hiện.

Nếu vậy khúc này sẽ hứa hẹn là cung đường đầy thử thách các tay đua với các khúc cua đổi hướng liên tiếp ở tốc độ cao cùng với sự thay đổi cao độ. Đây sẽ là các khúc cua khuất tầm nhìn (blind turn) và các tay đua sẽ gặp hạn chế khi nhắm các đỉnh cua để điều khiển chiếc xe.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.