Cua rơ Nguyễn Thị Thà: Hành trình trở về từ cõi chết

03/07/2015 05:47 GMT+7

(TNO) Những người có mặt tại dốc Cun, tỉnh Hòa Bình ngày 16.11 trong hành trình chinh phục HCV tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2014 đều chưa thể quên khoảnh khắc Nguyễn Thị Thà bất ngờ vấp phải ổ gà, lăn nhiều vòng trên đường đang nườm nượp xe tải, xe khách.

(TNO) Những người có mặt tại dốc Cun, tỉnh Hòa Bình ngày 16.11 trong hành trình chinh phục HCV tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc 2014 đều chưa thể quên khoảnh khắc Nguyễn Thị Thà bất ngờ vấp phải ổ gà, lăn nhiều vòng trên đường đang nườm nượp xe tải, xe khách.

tay-dua-xe-dap-Nguyen-Thi-Tha-hanh-trinh-tu-coi-chet-tro-veNguyễn Thị Thà những ngày chưa xảy ra biến cố - Ảnh nhân vật cung cấp
Đó là khi đoàn xe của Nguyễn Thị Thà đang bon bon trên dốc Cun. Chiếc xe đạp đang đổ đèo với tốc độ 50 - 60 km/giờ, đoàn xe đạp chạy bên phải, phía trái, xe khách vẫn nườm nượp chạy. Bất thình lình, Thà vướng vào ổ gà trước mặt nên ngã, chiếc xe khách đằng sau trờ tới, Thà và chiếc xe bị hất văng ra. Người ta thấy tiếng thét thất thanh của tài xế xe tải ngay lúc đó.
Người cùng ngã với Nguyễn Thị Thà là Đặng Hương Thảo (đoàn TP.HCM), chị kể lại với mọi người, giọng vẫn bàng hoàng: “Tôi đã tưởng chiếc xe khách bên cạnh đã chèn qua người chị ấy. Thà nằm bất tỉnh trên đường, mắt trợn trắng”.
Người ta mặc sức lay, gọi, Thà vẫn không động đậy. Những đồng đội ở bên cô lúc ấy không dám nghĩ đến điều tồi tệ. Thà được được sơ cứu tại chỗ rồi đưa đến cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức. Các anh em tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia tới truyền máu cho Thà. Cô gái bị gãy 4 xương sườn, dập 1 quả thận, tràn dịch, tổn thương gan, lá lách, phải cắt bỏ một quả thận và nằm thêm ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam trong 1 tháng.
Nhờ sự chăm sóc tích cực của tập thể các y bác sĩ, sự có mặt của cả bố lẫn mẹ từ An Giang ra Hà Nội đã động viên Thà rất nhiều, từ một người bất tỉnh, hôn mê 3 ngày trong bệnh viện, cô dần hồi tỉnh, nhận ra người nhà. Từ một người phải nằm im bất động, cô đã bắt đầu nhúc nhắc vận động được các khớp chân, tay.
tay-dua-xe-dap-Nguyen-Thi-Tha-hanh-trinh-tu-coi-chet-tro-veNguyễn Thị Thà những ngày bình phục ở nhà riêng tại An Giang - Ảnh nhân vật cung cấp
Sau 1 tháng được điều trị ở Hà Nội, Nguyễn Thị Thà đã từ cõi chết trở về sự sống. Cô được đưa về Bệnh viện An Giang, tiếp tục uống thuốc, dưỡng bệnh trong 3 tháng nữa, cho đến khi có thể tự đi lại. Mỗi ngày với Thà trôi qua dài lê thê, khi đi đâu Thà cũng phải mang chiếc nẹp quanh người để cố định lại các đốt sống.
“Em uống nhiều thuốc lắm. Đến lúc cảm giác dạ dày cồn cào và người nóng như bốc hỏa”, nữ VĐV nhớ lại.
Đến tháng 4.2015, Nguyễn Thị Thà đi lại tốt hơn, khuôn mặt đã dần dần tươi tỉnh, không còn trắng bệch, tuy nhiên, người cô gầy rộc. Trong 4 tháng điều trị, Nguyễn Thị Thà giảm 10 kg, người quắt lại.
Gia đình Thà làm nông nghiệp, bố mẹ buôn bán thêm ở nhà, chị gái Nguyễn Thị Thật cũng là VĐV đua xe đạp (chị Thật được HCB ở ASIAD 2014), dưới Thà còn một em gái đang đi học, kinh tế khó khăn. May mà thời gian này, Thà được hỗ trợ toàn bộ tiền chữa bệnh, thuốc men. Cô nhận được sự quan tâm của Liên đoàn xe đạp - mô tô thể thao Việt Nam, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch An Giang, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (đơn vị trực tiếp quản lý đội xe đạp nữ An Giang) giữ nguyên lượng, trợ cấp cho Thà.
Đến bây giờ, sau gần 6 tháng kể từ khi gặp nạn, hàng tháng, Nguyễn Thị Thà vẫn được công ty này trả lương đều đặn. Tổng cộng các khoản cũng xấp xỉ 10 triệu đồng. Những người bạn VĐV, nhiều người biết tin Thà gặp nạn tại khắp các vùng miền đều đến chia sẻ, động viên.
"Nếu chọn lại, em vẫn chọn xe đạp..."
Tháng 5.2015, sức khỏe vừa ổn định, Thà đăng ký học kế toán tại thành phố Long Xuyên. Trước đó, Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang hứa sẽ nhận Thà vào làm kế toán tại đây.
tay-dua-xe-dap-Nguyen-Thi-Tha-hanh-trinh-tu-coi-chet-tro-veNguyễn Thị Thà giã từ sự nghiệp ở tuổi 19, cô đang học kế toán để trở thành nhân viên của Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang - Ảnh nhân vật cung cấp
Khóa học trong 8 tháng, Thà tự bỏ tiền đóng học phí gần 5 triệu đồng. Từ nhà mình ở huyện Tịnh Biên tới thành phố Long Xuyên mất 70 km, không thể đi đi về về mỗi ngày, cô gái đang được Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang hỗ trợ chỗ ăn, nghỉ. Cô sinh hoạt cùng phòng với các đồng đội trong đội đua xe đạp trước đây.
Cô gái 20 tuổi bây giờ không thể đi đứng, chạy nhảy nhanh, làm được việc nặng như trước. Những khi trở trời, người cô đau ê ẩm. Cơ thể còn một quả thận, người Thà cũng mệt đi thấy rõ. Cô gái ngày nào cũng ăn cơm cùng mâm, ngủ cùng giường với những đồng đội từng bon bon trên những đường đua, không ngán đèo cao, đường xa với mình nhưng nay nhìn lại, Thà chỉ có thể đi nhẹ, nói khẽ. Điều này làm Thà khổ tâm hết sức.
“Những buổi như chiều nay chẳng hạn, các bạn đi tập hết, còn em ngồi đây, bốn bức tường, nhìn chiếc xe đạp, nón bảo hiểm, giày, nhìn cái gì cũng thấy nhớ và buồn muốn khóc”, Thà xúc động.
tay-dua-xe-dap-Nguyen-Thi-Tha-hanh-trinh-tu-coi-chet-tro-veNguyễn Thị Thà (trái) rất nhớ những ngày được rong ruổi trên những cung đường - Ảnh nhân vật cung cấp
Tuy nhiên, nữ VĐV bảo, mình vẫn còn may mắn là được sống và có thể tự đi lại, mỗi ngày, những bước chân đã vững vàng hơn.
Thà nhỏ nhắn, cô gái trắng hơn rất nhiều thời còn là VĐV xe đạp - những ngày lúc nào cũng băng băng trên những cung đường, dù mưa rào hay nắng gắt. Hỏi chuyện bạn trai, cô gái chỉ thẹn thùng, em chưa nghĩ đến chuyện này: “Bố mẹ cũng đã lớn tuổi, già yếu, em chỉ muốn làm sao học xong thật nhanh, vào công ty làm việc để ổn định cuộc sống, bố mẹ được an tâm về em”.
Cô gái từng tham gia tuyển xe đạp trẻ Quốc gia, từng đạt HCV ở giải vô địch Quốc gia 2010, 3 HCV cả nội dung cá nhân, đồng đội ở giải vô địch Quốc gia 2011, tham gia giải vô địch trẻ châu Á tối tối chong đèn đọc sách, làm toán.
“Thể thao là đắng cay, gian truân, nhưng em yêu nó, nếu được chọn lại, em vẫn chọn xe đạp…”, cô gái An Giang nói khẽ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.