Để trở thành cao thủ Aikido

09/02/2010 09:29 GMT+7

* Tiếp theo số 033 ngày 2.2.2010 Giai đoạn lưu thể (Ryutai) “Thuận thủy thôi châu” Theo đại sư Tamura, việc luyện tập theo phép Ekitai (cách gọi khác của Ryutai) cũng giống như dòng nước chảy. Chẳng hạn, vào lúc cổ tay vừa bị nắm, hành giả cảm nhận được ý định của đối phương và hành động tùy nghi trước khi ý đồ của đối phương thực hiện”.

* Tiếp theo số 033 ngày 2.2.2010

Giai đoạn lưu thể (Ryutai) “Thuận thủy thôi châu”

Theo đại sư Tamura, việc luyện tập theo phép Ekitai (cách gọi khác của Ryutai) cũng giống như dòng nước chảy. Chẳng hạn, vào lúc cổ tay vừa bị nắm, hành giả cảm nhận được ý định của đối phương và hành động tùy nghi trước khi ý đồ của đối phương thực hiện”.

Trong bài tập này, ý niệm Kimusubi (khí kết) là điều thiết yếu. Sự hòa hợp giữa Ki của hành giả và Ki (hay kình lực) của đối phương, được thực hiện sau khoảng cách chớp nhoáng, trong một sát-na, đủ cho hành giả cảm nhận được kình lực của đối phương, cũng như hướng tiến phát của nó: Đây là tiền đề cho việc khí kết (niêm kình).

Mà muốn thính kình thì điều kiện tất yếu là phải thư giãn và xả kỷ tòng nhân. Thật không phải dễ cho hành giả để làm được việc này. Nó đòi hỏi một bản lĩnh tuyệt vời, một sự mở ra của trí và tâm, để vừa sử dụng xúc giác, vừa lắng nghe khí lực, vừa tiên đoán ý định của đối phương. Đây là điểm gút mắc nhất trong việc tập theo dạng Ryutai.

Mặt khác, việc rèn luyện cơ thể và ý chí qua những bài tập Kotai và Jutai, việc sẵn sàng phối hợp với bạn đồng luyện để cùng tiến lên qua tháng năm, cũng giúp hành giả dần dà hình thành nhân cách mới: Vững vàng và chững chạc, cởi mở thân thiện và hợp tác, đồng thời tự tin, bản lĩnh và luôn luôn thức tỉnh.

Để minh chứng cho thái độ xả kỷ tòng nhân (vừa đòi hỏi bản lĩnh và tâm không), đại sư Tamura đã để cho một hành giả chộp vào ngực mình nắm hai vai áo, ông nói: “Để đối phương nắm được hai vai áo như vậy là thu hút cái tâm, cái trí của đối phương về mình. Nếu y kéo, ta sẽ bước theo và trong một động tác phối hợp ta ném ngã đối phương; Nếu y đẩy, ta cũng theo lực đẩy chuyển hoán thân pháp và ném đối phương”.

Giai đoạn công phu theo dạng “Lưu thể” được đại sư Saito liệt vào cuối lộ trình công phu của một hành giả. Vài phương pháp tập chủ yếu là các đòn “biến hóa” (Henka waza). Hành giả áp dụng các nguyên lý “Xả kỷ tòng nhân”, “Ki no musubi”, “Ki no nagare”, trong lúc thi triển đòn. Anh ta lắng nghe kình lực của đối thủ, và chuyển từ đòn âm sang dương, từ “Omote” ra “Ura”, từ “Soto” thành “Uchi”, từ Shiho nage thành Ude kimi nage, từ Ude osae thành Ude garami...

 Và qua đó, hành giả vượt dần ra khỏi kỹ thuật, vượt lên trên đòn thế… và đạt đến tuyệt đỉnh vô chiêu…

Võ sư Bùi Thế Cần

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.