“Điều ngũ sự” - Phương pháp luyện công cơ bản

01/06/2010 09:59 GMT+7

“Điều” tức là điều chỉnh, “ngũ sự” là 5 việc quan trọng: ẩm thực (ăn uống), miên (ngủ), tức (hơi thở), thân và tâm. “Điều ngũ sự” là công phu cơ bản của tu thiền và cũng là phương pháp quan trọng để luyện công. ... >> Khí công thượng thừa

“Điều” tức là điều chỉnh, “ngũ sự” là 5 việc quan trọng: ẩm thực (ăn uống), miên (ngủ), tức (hơi thở), thân và tâm. “Điều ngũ sự” là công phu cơ bản của tu thiền và cũng là phương pháp quan trọng để luyện công. ...

>> Khí công thượng thừa

Trong “Tu tập chỉ quán tọa thiền pháp yếu” nói: “Tu thiền cũng giống như người thợ làm đồ gốm, muốn tạo ra vật trước hết phải giỏi điều chỉnh bùn đất khiến cho không quá cứng, quá mềm, cũng như  đánh đàn trước hết phải điều chỉnh dây đàn mới có thể đàn khúc điệu hay được; hành giả tu tâm cũng giống như thế. Giỏi điều ngũ sự khiến cho thích hợp thì tam muội dễ sinh, nếu có chỗ không “điều” thì thiện căn khó phát.

Điều ẩm thực:

“Đàn kinh” dạy rằng: “Thân an thì đạo thịnh, ăn uống phải thích hợp”. Ăn uống là cơ sở  để duy trì công năng sinh lý bình thường của cơ thể  là điều kiện tất yếu để duy trì sinh mệnh nhân loại. Phật giáo chủ trương không ăn quá no, không để quá đói. Nếu ăn quá no thì làm cho khí cấp thân đầy, trăm mạch không thông, tâm khí bế tắc, tọa niệm bất an. Nếu ăn quá ít thì thân tâm suy nhược, ý chí không vững. Nếu ăn thức ăn không sạch thì tâm thức hôn mê. Nếu ăn thức ăn không nên ăn thì sẽ phát bệnh cũ. Khi ăn uống, không tính toán ngon dở mà coi ăn uống là thuốc để tu dưỡng thân thể.

 
Điều thân, điều tức, điều tâm

Kinh “Đại trí độ luận” nói: “Ăn để hành đạo, không phải để sướng thân”. Ăn uống là điều kiện quan trọng để tu hành, nhưng chỉ đủ để duy trì sinh mệnh và tu đạo mà thôi ! Phật giáo còn hấp thu những phương pháp ẩm thực trị liệu của Trung y. “Ma Ha chỉ quán phụ hành” quyển thứ 32 có ghi: “Vị chua có lợi cho tạng gan mà có hại cho tạng tỳ, vị mặn có lợi cho tạng thận mà có hại cho tạng tâm, vị cay cho lợi cho tạng phế mà có hại cho tạng gan, vị đắng có lợi cho tạng tâm mà có hại cho tạng phế, vị ngọt có lợi cho tạng tỳ mà có hại cho tạng thận ”. Lại cho rằng điều tiết “ngũ vị” có thể trị bệnh. Đời Đường, có Bách Trượng thiền sư đề xuất “Bệnh tật thì lấy giảm ăn làm thuốc”. Theo quan điểm y học hiện đại, khi cơ thể bị bệnh, việc ăn ít đi là một phản ứng sinh lý tự nhiên, đồng thời giảm ăn có thể làm cho ruột được nghỉ ngơi và giảm nhẹ quá trình tiêu hóa trong cơ thể, khiến cho công năng miễn dịch phát huy đầy đủ tác dụng.

Phật giáo rất chú trọng đến việc ăn đúng giờ, đặc biệt là chấp hành “trì ngọ”, hòa thượng xuất gia thì quá ngọ (qua 1 giờ chiều) không ăn. Tào Đình Đống đời Thanh có viết trong “Lão lão hằng ngôn” rằng: “ Trước giờ ngọ là sinh khí, sau giờ ngọ là tử khí. Họ Thích (chỉ bên Phật) quá giờ ngọ không ăn là để tránh tử khí vậy!”.

Điều thụy miên (ngủ):

Người luyện công, tu thiền trước hết phải bảo đảm thời gian ngủ nhưng không được tham ngủ. Ngủ quá nhiều không chỉ lãng phí thời gian mà còn khiến cho thân tâm hôn trầm, khó nhập tịnh. Khi đạt đến công phu cao thâm thì tự nhiên giảm ngủ. “Đàn kinh” nói: “Thường niệm ngọn lửa vô thường đốt cháy thế gian, sớm cầu tự độ, đừng tham ngủ vậy”. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, giấc ngủ với tuổi thọ có liên quan với nhau, người ngủ mỗi tối 10 tiếng thì tỷ lệ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2 lần so với người ngủ 7 tiếng, còn tỷ lệ tử vong do đột quỵ thì cao hơn 3,5 lần. Điều này chứng tỏ rằng ngủ quá nhiều không có lợi cho sức khỏe.

Điều thân:

Điều thân là khoan thai không gấp, ngồi thẳng vững vàng như bàn thạch, không nên vận động quá mạnh. Lúc tu thiền nên ngồi vững chãi mới có thể “cửu tọa” (ngồi lâu), thân ý tập trung, mũi và rốn đối nhau, không nghiêng không lệch, đầu không cúi không ngửa, há miệng dằn trọc khí ra chầm chậm rồi ngậm miệng dùng mũi nạp thanh khí vào.

Điều thân thực tế là một lối tập luyện để bảo vệ sức khỏe, có lợi cho đại não đi vào trạng thái nhập tĩnh. Đồng thời bổ trợ cho sự phát huy công năng của hệ thống tim mạch và hệ thống thần kinh, ảnh hưởng tốt đến hệ thống kinh mạch toàn thân. Trung y cho rằng “người thuộc huyết và khí” mà khí là tướng của huyết, khí hành thì huyết hành, khí trệ thì huyết ứ. Trong điều thân, khí huyết vận hành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ năng tuần hoàn huyết dịch toàn thân, cải thiện sự đàn tính của mạch máu, có lợi cho việc nhập định.

Điều tức (hơi thở):

Hơi thở được điều hòa thì thân an tâm định. “Tức” có bốn tướng là phong tướng, suyễn tướng, khí tướng và tức tướng. Phong tướng là hơi thở ra vào mũi có âm thanh. Suyễn tướng là hơi thở tuy không phát âm thanh nhưng hô hấp ngưng trệ không thông. Khí tướng là hô hấp tuy không phát ra âm thanh và rất thông nhưng hơi thở ra vào không thật là tế vi (rất nhỏ). Tức tướng là hô hấp êm nhẹ không có âm thanh, hơi thở rất thông, êm-nhẹ-sâu-dài, dường như có như không, người ngoài khó biết được. Trên bốn hiện tượng hô hấp trên, ba loại đầu là chưa điều, Phật giáo gọi là “Bất điều tướng”, chỉ có “Tức tướng” là có thể nhập định gọi là “điều tướng”. Sư Trí Khải nói “giữ phong thì tán, giữ suyễn thì kết, giữ khí thì mệt nhọc, giữ tức thì định”.

Trong “Mật tông đạo thứ đệ quảng luận” quyển 22 nói rằng: “Người có hơi thở điều hòa thì trong 1 ngày đêm có 21.600 lượt hô hấp”, nghĩa là trong 1 giờ có 900 lượt. Điều này phù hợp với sinh lý học hiện đại là bình quân mỗi phút hít thở 15 lượt.

Phương pháp điều tức hữu hiệu nhất là Sổ tức (đếm hơi thở), tức yêu cầu dùng ý chí chủ quan để khống chế và dẫn đến tự động hô hấp, khiến cho hô hấp tự nhiên đạt đến tần suất hô hấp mỗi phút hạ thấp xuống 7-9 lần hoặc thậm chí 1-3 lần mà thôi. Bước sóng hô hấp thể hiện lớn mà cân bằng, tần suất giảm chậm phản ánh sự ổn định của tình cảm. Đồng thời việc hô hấp sâu và điều làm cho nội tạng được án ma tăng cường huyết dịch tuần hoàn, kích thích phân tiết dịch tiêu hóa, cải thiện cơ năng hấp thụ tiêu hóa.

Điều tâm:

Điều tâm là điều chỉnh “chế ngự loạn niệm, tâm được định thì dễ an tĩnh”. Lúc luyện công, tu thiền nếu nội tâm bấn loạn, đầu nặng gục xuống, tức là “trầm”, nếu tâm bất định, thân bất an, ý để bên ngoài thì gọi là “phù”. Điều tâm là không trầm không phù mới có thể nhập định. Do đó, điều tâm phải bài trừ tạp niệm, ý niệm duy nhất, đại não dần dần tiến nhập vào một trạng thái  nhập tĩnh đặc thù. Gần đây có người dùng máy tính phân tích công suất phổ của điện não cho thấy trung tâm sóng an pha di chuyển dần từ chẩm(gáy)  đến trái bán cầu não phải, trái từ không đối xứng sang đối xứng, đây là hoạt động của tế bào não ở trạng thái sinh lý rất tốt mang tính thứ tự và đồng bộ,  có lợi cho việc điều chỉnh và phục  hồi tế bào, làm cho tu thiền có cảm giác chủ quan ở trạng thái thân tâm thoải mái sung sướng đặc biệt - “trạng thái an pha”. Điều tâm tức điều chỉnh công năng hệ thần kinh, làm hạ thấp trạng thái kích thích của cơ thể cũng như tính mẫn cảm đối với môi trường nâng cao năng lực kháng bệnh tăng cường trí nhớ cũng như  hiệu suất học tập và năng lực công tác.

Thượng Vũ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.