Dưỡng sinh thực hành

13/04/2010 09:17 GMT+7

(Tiếp theo số 087, ngày 6.4.2010) Lão Tử nói “Xuất sinh nhập tử”, ra đời là sống, vào đất là chết, đây là biến hóa tự nhiên. Không chỉ con người mới có biến đổi sinh tử mà vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều như thế. “Vạn vật sẽ tự hóa”, con người nên thuận ứng với quy luật phổ biến này.

Dụng cụ luyện đan

(Tiếp theo số 087, ngày 6.4.2010)

Lão Tử nói “Xuất sinh nhập tử”, ra đời là sống, vào đất là chết, đây là biến hóa tự nhiên. Không chỉ con người mới có biến đổi sinh tử mà vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều như thế. “Vạn vật sẽ tự hóa”, con người nên thuận ứng với quy luật phổ biến này.

“Đạo đức kinh” cho rằng, “Đạo” là nguồn gốc của sự sống nhưng cũng là nguyên nhân của cái chết, “vật lớn mạnh thì suy, suy thì không hợp với đạo, không hợp với đạo thì sớm tiêu vong”, lối nhìn ấy là từ góc độ vũ trụ luận. Hiểu điều ấy, con người nên lấy thái độ “thuận ứng tự nhiên” để tiếp nhận sự biến đổi tất nhiên của bản thân.

Trang Tử thì cho rằng, sinh là trạng thái hiển hiện, còn tử là trạng thái ẩn phục của sinh mệnh, “Vạn vật nhất thể, sinh tử tương đồng”, vạn vật và người đồng quy ở “Đạo”- nơi đầu tiên ra đi và là nơi cuối cùng trở về của sinh mệnh. Sinh và tử tựa vào nhau, thay đổi khôn cùng, sinh là sự nối tiếp của tử, tử là nơi bắt đầu của sinh. “Người sống là nhờ khí tụ, khí tụ thì sinh, khí tán thì tử…”.

Như thế, sinh và tử là hiện tượng tự nhiên mà không thể dùng ý chí chủ quan của con người làm thay đổi được, vạn vật trong vũ trụ cũng như thế. Vì vậy, cứ thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi, không có gì lo lắng, buồn rầu trước cái chết. Vợ chết mà Trang Tử gõ bồn hát là cũng vì ý ấy.

 Lão Tử có nói đến “Trường sinh cửu thị” và “Tử nhi bất vong”, đây là cơ sở để Đạo giáo xây dựng thành thuyết “trường sinh bất tử”. Thực ra, Lão Tử gọi “trường sinh cửu thị” tức là phải hưởng trọn tuổi trời, là cảnh giới của sinh; “tử nhi bất vong” tức chết mà không mất, là trở về tự nhiên, là cảnh giới của chết, nhưng Đạo giáo đã thêm dầu thêm giấm để truyền bá niềm tin về trường sinh bất tử. Nhưng chính điều này đã đánh đúng vào bản năng “yêu sống sợ chết” của con người, phản ánh trực tiếp nguyện vọng chinh phục sự uy hiếp của cái chết ở người thượng cổ, trở thành mục tiêu truy cầu cuồng nhiệt của người đời sau.

Trong “Sơn hải kinh” hay các tác phẩm của Hàn Phi Tử, Khuất Nguyên…cũng ghi chép rất nhiều về “cây bất tử”, “cỏ bất tử”, “làng bất tử”, “thuốc bất tử”… Đạo sĩ Cát Hồng trong “Bão phác tử” đã liên kết niềm tin bất tử với hiện tượng sinh vật lột xác: “Rắn lột da nên thọ vô cùng”, dựa trên quan niệm tín ngưỡng vu thuật cổ đại “lột da sống đời”. (Còn tiếp)

Kim Tường

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.