Lời tuyên thệ tại Olympic

03/08/2012 15:53 GMT+7

(TNO) Sự kiện 8 tay vợt nữ của Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc bị loại khỏi Olympic trong môn cầu lông, ai cũng đã biết. Họ đều đã lọt vào vòng trong và cố ý “đánh lấy thua” để tránh gặp đối thủ mạnh.

(TNO) Sự kiện 8 tay vợt nữ của Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc bị loại khỏi Olympic trong môn cầu lông, ai cũng đã biết. Họ đều đã lọt vào vòng trong và cố ý “đánh lấy thua” để tránh gặp đối thủ mạnh.

>> Scandal Olympic 2012: Loại 8 VĐV cầu lông vì thi đấu giả vờ
>> Dàn xếp kết quả trắng trợn ở môn cầu lông Olympic 2012
>> Trọng tài quyền Anh Olympic 2012 bị tố cáo thiên vị

 
Wang Xiaoli và Yang Yu (áo vàng) của Trung Quốc "bắt tay" với Ha Na Kim và Kyung Eun Jung của Hàn Quốc trong trận đấu ngày 31.7 - Ảnh: AFP

Thật ra, chuyện “đánh lấy thua” chẳng có gì lạ trong thể thao đỉnh cao. Riêng trong năm ngoái, các VĐV Trung Quốc đã gặp nhau 99 lần ở các giải cầu lông chuyên nghiệp và có đến 20 trận họ thật sự thỏa thuận kết quả với nhau - một cách công khai, từ trước khi thi đấu. Ký hẳn biên bản bỏ cuộc hoặc thi đấu “lấy cớ” rồi dễ dàng chịu thua là chuyện rất bình thường.

Nguyên nhân đơn giản: hễ luật không cấm, người ta có quyền làm bất cứ điều gì mà họ cảm thấy có lợi. Ở môn bóng đá, Đức và Áo từng cố ý “dừng cuộc chơi” ở tỷ số 1-0 trên đấu trường World Cup, vì cả hai đều sẽ vượt qua vòng bảng với tỷ số ấy. Cũng chẳng ai làm gì họ.

Ở môn bóng bàn, tay vợt Trung Quốc He Zhili từng chán nản bỏ sang Nhật, đổi tên thành Chire Koyama rồi vô địch đơn nữ tại Asiad 1994 với quốc tịch mới, vì cô bị ban huấn luyện bắt phải thua đồng đội Zhuang Zedong. Những chuyện như vậy, cả thế giới đều biết chứ đâu chỉ riêng những người trong cuộc!

Nhưng đây là Olympic. Trong điều lệ Olympic có đoạn bắt buộc các VĐV phải thi đấu với tinh thần quyết thắng (gồm cả thủ tục tuyên thệ trong lễ khai mạc). Cứ tưởng đấy là những chuyện thừa thãi, hóa ra đấy lại là cơ sở vững chắc để ban tổ chức loại khỏi cuộc chơi những VĐV cố ý đánh thua.

Ở bất cứ trận địa thể thao chuyên nghiệp nào, một VĐV cảm thấy bị xử oan đều có thể kiện ban tổ chức ra tận tòa án thể thao quốc tế (CAS), và không ít trường hợp VĐV đã thắng các quan tòa, được bồi thường thỏa đáng.

Nhưng, lại phải nhắc lần nữa, đây là Olympic. Trên nguyên tắc, Olympic vẫn phải tuân thủ tinh thần thể thao nghiệp dư. Có nghĩa, đây chỉ là một cuộc chơi thuần túy. Olympic không thưởng tiền, không nhận quảng cáo và có cả luật cấm bất kỳ ai tham gia đại hội nhắc đến các nhà tài trợ cá nhân của họ giữa bàn dân thiên hạ hoặc trên báo chí. Olympic là phi lợi nhuận, phi chính trị.

Cho nên, dù có cảm thấy oan ức, các VĐV bị loại đành phải chấp nhận mà thôi. Không có cơ sở để kiện ngược IOC vì đây là “chỗ vui chơi”, chẳng ai ép các VĐV phải tham dự. Không biết đã bao lâu rồi, mới thấy lời thề “thi đấu trung thực” trong lễ khai mạc của một đại hội thể thao thật sự có ý nghĩa như trong sự kiện này.

Ngũ Viên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.