Mafia thao túng thể thao: 'Bố già' 16 năm thao túng điền kinh thế giới

18/12/2015 09:22 GMT+7

Xuất thân từ VĐV điền kinh và đạt không ít vinh quang, ông Lamine Diack, sinh năm 1933, ở Dakar, Senegal đã dần leo lên nấc thang danh vọng làm Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh thế giới (IAAF) từ năm 1999 và biến nơi này thành một tổ chức tham nhũng kiểu mafia, trước khi bị đưa ra ánh sáng vào năm 2015.

Xuất thân từ VĐV điền kinh và đạt không ít vinh quang, ông Lamine Diack, sinh năm 1933, ở Dakar, Senegal đã dần leo lên nấc thang danh vọng làm Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh thế giới (IAAF) từ năm 1999 và biến nơi này thành một tổ chức tham nhũng kiểu mafia, trước khi bị đưa ra ánh sáng vào năm 2015.

Mafia thao túng thể thao: “Bố già” 16 năm thao túng điền kinh thế giới“Bố già” Lamine Diack - Ảnh: AFP
Xây dựng đế chế bằng doping và tham nhũng
Trước khi trở thành Chủ tịch IAAF, ông Diack từng bị Ủy ban Đạo đức của IOC (Ủy ban Olympic quốc tế) điều tra suốt 1 năm về tội nhận hối lộ từ công ty tài trợ và tiếp thị thể thao (ISL) hồi năm 1993. Ông Diack đã nhận của ISL 30.000 USD và 30.000 franc Pháp. Khi đó, ISL đang thương lượng với IAAF để ký kết một hợp đồng tài trợ béo bở. Ông Diack bị IOC khép tội “gây xung đột lợi ích của IAAF”, nhưng bằng nhiều cách cuối cùng “Bố già” tương lai của IAAF cũng thoát tội để đường hoàng lên làm chủ tịch tổ chức này 7 năm sau đó.
Mặc dù IOC đã cảnh báo hành vi cư xử bất chấp lý lẽ của ông Diack, cũng như không coi tư cách ông này là thành viên của IOC trong thời gian bị điều tra án tham nhũng nói trên, thế nhưng rốt cuộc, ông Diack cũng trở thành thành viên của IOC sau khi vận động hành lang để trở thành tân Chủ tịch IAAF hồi năm 1999,
và bắt đầu gầy dựng đế chế bất khả xâm phạm của mình với 4 lần tái cử (mỗi nhiệm kỳ 4 năm).
Diack cũng dọn đường sẵn cho mình sau 16 năm vinh quang, để lui vào hậu trường bằng tuyên bố thôi tranh cử nhiệm kỳ 5 hồi tháng 8 năm nay, và chỉ còn giữ các chức vụ kiểu ngồi không an hưởng như Chủ tịch Quỹ điền kinh thế giới và thành viên danh dự của IOC. Thế nhưng, những rò rỉ từ nội bộ IAAF ra ngoài với nhiều dữ liệu kiểm tra doping bị ém nhẹm lâu nay mà giới truyền thông ở
Đức, cụ thể là kênh truyền hình ARD/WDR và tờ The Sunday Times (Anh) có được đã công bố rộng rãi khiến tất thảy đều chấn động. Trên thực tế, đây chỉ là mắt xích trong một đại án mà sau đó Ủy ban Phòng chống doping thế giới (WADA) đã phơi bày toàn bộ.
Chính từ những nghi án doping, ông Diack thông qua các con của mình cùng nhiều quan chức Liên đoàn Điền kinh Nga tiến hành kế hoạch tống tiền các VĐV.
Và nếu họ không chi tiền thì sẽ bị công bố án phạt sử dụng doping. Đường dây chạy án doping này thông qua các công ty ở Singapore để rửa tiền.
Như một tổ chức mafia công khai
IAAF cũng bị điều tra - Ảnh: Reuters
Sau WADA, Cơ quan điều tra Pháp cũng vào cuộc điều tra đại án của IAAF vì cơ quan này đặt trụ sở ở Monaco. Một cuộc bố ráp bất ngờ hồi đầu tháng 11 năm nay tại trụ sở IAAF cùng nhiều nơi khác ở Pháp đã bắt giữ ông Diack, cố vấn luật cho ông này là Habib Cisse và cựu Giám đốc Cơ quan phòng chống doping IAAF Gabriel Dolle.
Cơ quan điều tra Pháp cũng công bố những khoản tiền mà ông Diack nhận để chạy án doping cho các VĐV lên đến nhiều triệu euro. Con của ông này là Papa Massata Diack từng nhận của Qatar gần 4 triệu euro để giành quyền đăng cai giải vô địch điền kinh thế giới năm 2017. Tuy nhiên, phi vụ này thất bại. Khi nước Anh giành quyền đăng cai, Qatar quyết liệt đòi tiền, nhưng Papa Massata Diack không trả và đã đạo diễn để Qatar giành quyền đăng cai giải điền kinh thế giới năm 2019. Hiện các cuộc điều tra vẫn tiếp tục để làm rõ phía sau các cuộc bỏ phiếu chọn nước chủ nhà đăng cai các giải vô địch điền kinh thế giới đã bị thao túng bằng tiền như thế nào.
Bên cạnh đó, Ủy ban Độc lập của WADA cũng đang mở rộng thêm chuyên án doping, và sắp tới sẽ còn thêm nhiều nước bị đưa ra ánh sáng với sự cấu kết với “Bố già” Diack ăn chia tống tiền các VĐV dính doping. Cụ thể điền kinh Kenya với ông Chủ tịch Isaiah Kiplagat và 2 thành viên khác đã bị bắt, và bị đình chỉ chức vụ để điều tra các nghi án tham nhũng, hối lộ và tống tiền.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.