Tiền tổ chức ASIAD có thể lên đến 1 tỉ USD

18/04/2014 10:26 GMT+7

(TNO) Trong bài viết gửi đến Thanh Niên Online, ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Tổng cục TDTT đã chia sẻ những âu lo về việc đăng cai ASIAD.

(TNO) Trong bài viết gửi đến Thanh Niên Online, ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao Tổng cục TDTT đã chia sẻ những âu lo về việc đăng cai ASIAD.

>> Quyết định rút đăng cai ASIAD rất hợp lòng dân
>> 150 triệu USD tổ chức ASIAD 18 là con số phi thực tế
>> Giàu như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng từng từ chối đăng cai ASIAD

 
Chỉ riêng dự án xây sân xe đạp lòng chảo cho ASIAD 18 lên tới 10.000 tỉ đồng (500 triệu USD) - Ảnh: asiadincheon

Dư luận xã hội, giới truyền thông đều đang rất  băn khoăn khả năng tài chính để tổ chức ASIAD 18 - sự kiện thể thao lớn nhất châu lục. Nhưng vấn đề không chỉ có tài chính!

Lãnh đạo ngành đã từng giải trình, tuy có sự tiến bộ về thành tích thi đấu tại ASIAD và Olympic nhưng thành tích của thể thao Việt Nam (VN) vẫn hết sức khiêm tốn và có dấu hiệu tụt hậu so với các quốc gia có nền thể thao mạnh ở châu lục.

Tôi xin thêm là ngay cả khi so với Đông Nam Á, thể thao VN cũng xếp sau Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines, Malaysia khi thi đấu tại ASIAD.

Về cơ sở vật chất, theo Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du Lịch (VH-TT-DL) Hoàng Tuấn Anh thì số lượng các công trình TDTT đủ tiêu chuẩn, kích thước để thi đấu quốc tế rất ít, chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số công trình thể thao (chiếm chỉ khoảng 2%).

Tôi cũng cảm thấy khá lo lắng về yếu tố thời gian. Báo cáo giải trình của Bộ VH-TT-DL cũng cho biết, đề án chuẩn bị tổ chức ASIAD 18 là một đề án tổng thể với nhiều tiểu đề án, dự án và một khối lượng công việc lớn cần triển khai. Nhưng thời gian thực hiện đề án là rất ngắn. 

Các yêu cầu, tiêu chuẩn, tiêu chí định mức do Hội đồng thể thao châu Á (OCA) đặt ra với ASIAD đều tương đối khắt khe, đòi hỏi VN phải nỗ lực tối đa để đáp ứng. Điều này đặt ra thách thức trong việc vừa đảm bảo mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách và các nguồn huy động, vừa phải đảm bảo các yêu cầu của OCA. 

Nhưng quan trọng hàng đầu là, nước đăng cai phải có khả năng dồi dào về tài chính. Thực tế lịch sử đã chứng minh, chưa có thành phố quốc gia nào tiềm lực tài chính yếu mà lại đăng cai tổ chức ASIAD.

Trong phiên giải trình, nhiều đại biểu Quốc hội muốn biết rõ tổng chi phí cho việc tổ chức ASIAD 18 là bao nhiêu? Liệu 150 triệu USD có đủ đảm bảo việc tổ chức hay không?

Trong lăng kính của tôi, giải bài toán kinh phí là vấn đề đau đầu nhất không chỉ với những người làm trong ngành thể thao mà còn với Chính phủ vì Chính phủ đã phê duyệt đề án vận động đăng cai ASIAD (tháng 8.2012). Dường như, hôm nay, vấn đề đầu tiên lại chính là “tiền đâu”?

Tiền để đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ VĐV đảm bảo cho thi đấu đoạt chỉ tiêu thành tích là 10 - 15 HCV. Tiền để nâng cấp, cải tạo các công trình. Tiền để xây mới các công trình khác chưa có. Tiền để mua sắm trang thiết bị đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Tiền để tiến hành lễ khai mạc, bế mạc, đón tiếp, nghi lễ khách tiết. Tiền để chi cho công tác giao thông, y tế, an ninh trật tự, tuyên truyền quảng cáo… Và tiền có rất nhiều công việc khác.

Đề án xin đăng cai nói là 150 triệu USD, sau này tính toán lại lên đến 300 triệu, 400 triệu USD. Thậm chí có quan chức quản lý dự toán phải lên đến 1 tỉ USD.

Nguyễn Hồng Minh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.