Lợi bất cập hại với cầu thủ nhập tịch

07/10/2018 21:13 GMT+7

Cầu thủ nhập tich với các quốc gia Đông Nam Á như con dao hai lưỡi. Một mặt nó có tác động góp phần giải quyết được thành tích trước mắt nhưng mặt khác không có lợi về lâu dài khi sẽ "bóp chết" công tác đào tạo trẻ và không giải quyêt được cái gốc của sự phát triển.

Sử dụng cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc có gốc gác hơn 10 năm trước từng mang lại thành công lớn cho tuyển Singapore với 4 lần vô địch AFF Cup. Sau này đến lượt Philippines cũng tiếp nối ở 2 kỳ AFF với một số trận cũng “làm mưa làm gió”.

Dĩ nhiên chẳng ai cấm các quốc gia này gọi cầu thủ nhập tịch nếu điều đó thực sự cần thiết để nâng chất. Nhưng một vấn đề đặt ra nếu mãi như thế, sẽ chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề của các đội bóng khu vực Đông Nam Á là phải có nội lực thật sự từ nền tảng cầu thủ bản xứ được nâng lên.

Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) cũng nhận ra sự trái khoáy này nên đã tổ chức nhiều hội thảo, tăng thêm các giải đấu trẻ để khuyến khích các quốc gia khu vực sử dụng cầu thủ trẻ nhiều hơn do mình đào tạo.

Younghusband chơi chpo Philippines Reuters
Điều này cũng đã phần nào có tác dụng tích cực khi Singapore nhận ra mình chiến thắng cũng chẳng hay ho gì khi trong đội hình vẫn có 4-5 gương mặt “Châu Âu” như Bennett, Mustafic, Duric, Si Jia Yi hay cả Philippines sau lần kêu gọi ồ ạt cầu thủ tứ xứ về cũng đã ngồi lại với nhau tìm cách vực trẻ lên và chỉ chọn vài cầu thủ gốc gác như anh em Younghusbahd hay Reichelt làm bộ khung.
Manuel Bihr chơi cho Thái lan Nation
Tuy nhiên sự kiên nhẫn của Liên đoàn bóng đá của những nước này lại không kéo dài. Thông tin mới nhất Singapore muốn “gia cố’ đội tuyển bằng ý định nhập tịch cầu thủ như 6 năm trước vì cảm thấy không chỉ bị Thái lan, VN qua mặt mà cả Malaysia, Myanmar hay gần đây là Lào và Campuchia cũng vượt hơn. Tương tự Philippines thấy vậy cũng bật đèn xanh cho cầu thủ “ngoại” kéo nhau về.

Ngay Thái Lan cũng “nóng mũi” vì để thua Việt Nam từ đầu năm nên thay vì đầu tư trẻ lại chọn hướng có 3-4 cầu thủ có gốc gác từ Đức và Ý góp mặt như Philip Roller, Manuel Bihr, Marco Ballini, chưa kể cả cầu thủ ngôi sao Tristan Do có gốc gác từ VN.

Philip Roller (trái) chơi cho tuyển Thái Lan  Nation
Kể cả Malaysia dù U.23 chơi tốt tại giải U.23 châu Á và ASIAD cũng nhanh nhẩu gọi cầu thủ gốc Gambia, Mohamadou Sumareh vào đội tuyển. Còn Indonesia ngoài cầu thủ gốc gác từ Hà Lan là tiền vệ Stefano Lilipaly vừa gọi thêm 2 cầu thủ nhập tịch gốc Nam Mỹ gồm Alberto Goncalves (gốc Brazil) và Esteban Vizcarra (gốc Argentina).

Làn sóng chạy đua thành tích vì “tức nhau tiếng gáy” của Đông Nam Á đang gây ra hệ lụy xấu. Thay vì làm trẻ thì nhiều đội đã chọn cho mình kiêu “đi tắt đón đầu” bởi họ không chỉ nhắm vào vị trí trong khu vực mà còn hướng đến các mục tiêu khả dĩ như Asian Cup đã tăng lên 24 đội hay World Cup 2026 sẽ có 48 đội góp mặt.

Kiểu bổ sung ổ ạt này giống như V-League thêm ngoại binh dĩ nhiền phần nào sẽ làm cho các đội này thêm sức mạnh, đẩy chất lượng tốt lên. Nhưng rõ ràng vê lâu dài đó là “lợi bất cập hại” đang làm AFF Cup sắp tới chao đảo và có thể khiến công tác đào tạo trẻ bị chựng lại thậm chí thụt lùi ở nhiều nước này.

Mohamadou Sumareh (trái) chơi cho tuyển Malaysia Reuters
Esteban Vizcarra (cởi áo) chơi cho tuyển Indonesia Reuters

 

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.