Ký sự World Cup 2018: Ulaanbaatar – thủ đô Mông Cổ lạnh giá

08/06/2018 14:46 GMT+7

Nhà báo Đỗ Hùng đã tới Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ. Đất nước ở vùng hoang mạc, thảo nguyên xa xôi này từ lâu nổi tiếng với Thành Cát Tư Hãn và những kỵ binh thiện chiến. Tuy nhiên, ngày nay Mông Cổ không phải là một điểm đến được nhiều du khách chọn. Vì sao?

[VIDEO] NHÀ BÁO ĐỖ HÙNG KHÁM PHÁ ULAANBAATAR
Sáu ngày sau khi khởi hành từ ga Sài Gòn, nhà báo Đỗ Hùng đã tới Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ. Đất nước ở vùng hoang mạc, thảo nguyên xa xôi này từ lâu đã nổi tiếng với Thành Cát Tư Hãn và những kỵ binh thiện chiến. Nhưng tại sao ngày nay Mông Cổ không phải là một điểm đến được nhiều du khách chọn.
Thủ đô Ulaanbaatar nằm trên một cao nguyên với độ cao trung bình 1.300 mét. Độ cao này cùng với nhiều điều kiện khác khiến cho khí hậu Ulan Bator luôn lạnh giá. Đây được coi là thủ đô lạnh giá nhất thế giới. Thời tiết khắc nghiệt có lẽ là một phần nguyên nhân Mông Cổ chưa có đông du khách quốc tế. 
Trong ngày chúng tôi đến Ulaanbaatar, vào đầu tháng sáu, khí hậu khá ấm áp. Nhưng ngày hôm sau nhiệt độ bất ngờ hạ xuống còn 5 độ C.
Ulaanbaatar có nhiều điểm tham quan thu hút du khách. Một trong những điểm đó là quảng trường Sukhbaatar, trước đây từng được gọi là quảng trường Thành Cát Tư Hãn. Những khu lều trại của dân du mục quanh thành phố cũng thu hút du khách.
Du khách chụp ảnh trước quảng trường Thành Cát Tư Hãn Đỗ Hùng
Bên cạnh cảnh đẹp và lối sống độc đáo của dân du mục, ẩm thực Mông Cổ cũng có nhiều nét độc đáo. Người Mông Cổ có rất nhiều món ngon từ thịt cừu, dê và bò. Trong khi đó, họ rất quý ngựa nên hiếm khi ăn thịt ngựa. Sữa dê, sữa ngựa cũng có mặt trong nhiều món ăn của người Mông Cổ.
Bữa sáng của người Mông Cổ với thành phần chủ yếu từ sữa ngựa Đỗ Hùng
Một bữa ăn nhẹ của người Mông Cổ Đỗ Hùng
Dù Ulaanbaatar chỉ là một chặng dừng chân trên hành trình tới Moscow, nhưng chúng tôi cũng đã có dịp khám phá cuộc sống và ẩm thực nơi đây. Chặng đường đi phía trước vẫn còn dài, chắc chắn sẽ còn nhiều bất ngờ thú vị đón đợi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.