Thiên đường biển Mũi Né bao giờ xóa được hình ảnh 'quái vật'?

Quế Hà
Quế Hà
27/06/2019 15:19 GMT+7

Mũi Né, TP.Phan Thiết (Bình Thuận) từng được biết đến là "thiên đường du lịch biển", "thủ đô resort". Thế nhưng, nơi đây đang đối mặt nhiều thách thức về cảnh quan, môi trường...

Mũi Né trước đây có vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ. Một bên biển xanh cát vàng, một bên xanh rì những vườn dừa bao bọc núi đồi thấp thoáng giữa những làng chài yên bình. Cũng chính nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ đó, Mũi Né nổi danh là “thiên đường biển”. Thế nhưng, quá trình Mũi Né “lột xác” để trở thành “thủ đô resort”, đã gây ra nhiều “thương tích” cho không gian vùng biển này.

Bãi biển Đá Ông Địa, một trong những bãi biển công cộng rất đẹp còn sót lại ngay cửa ngõ vào Mũi Né, TP.Phan Thiết, Bình Thuận

QUẾ HÀ

Sự phát triển "quá nóng" của du lịch biển Mũi Né khiến phần lớn mặt tiền biển nơi đây bị "bít". Đây là một con đường xuống biển ở ngay đầu khu resort Hàm Tiến. Hiện nay chỉ có hai con đường xuống biển được tỉnh Bình Thuận cho trải nhựa để người dân trong khu vực và du khách được tự do xuống biển Mũi Né

QUẾ HÀ

 

Mũi Né trước đây có vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ. Một bên biển xanh cát vàng, một bên xanh rì những vườn dừa bao bọc núi đồi thấp thoáng giữa những làng chài yên bình. Nay các vườn dừa đã "hao hụt" đi nhiều

QUẾ HÀ

 

Trường Tiểu học Hàm Tiến là trường học duy nhất còn sót lại phía đông đường Nguyễn Đình Chiểu, P.Hàm Tiến - trục đường dọc biển Mũi Né. Hiện nay phía đông đường Nguyễn Đình Chiều bị "khóa" hết mặt biển bởi dày đặc các resort, khu nghỉ dưỡng cao cấp

QUẾ HÀ

Vịnh Mũi Né một thời được ca ngợi là vịnh biển đẹp nhất nhì của du lịch Việt Nam

QUẾ HÀ

   

Hàng quán lấn bãi biển Mũi Né làm khó khăn cho du khách. Tình trạng “bê tông hóa” và chiếm lĩnh không gian mặt biển bởi nhiều nhà hàng, khách sạn cao tầng khiến che khuất tầm nhìn của du khách. Đặc biệt, việc mở lối đi xuống biển cho du khách vẫn rất chậm triển khai

QUẾ HÀ

Toàn bộ phía tây đường Nguyễn Đình Chiểu (không gian giáp biển Mũi Né) không có hành lang, khiến du khách nước ngoài đi xuống phần đường của các phương tiện giao thông

QUẾ HÀ

Chưa làm được kè, một resort ở biển Mũi Né dùng bao cát và bạt chống sạt lở bờ biển, trông mất mỹ quan bãi biển vốn đẹp nổi tiếng một thời

QUẾ HÀ

Kè mềm tự phát các chủ đầu tư resort ven biển Mũi Né được ví như những con "quái vật" vắt vẻo ngay trên bờ biển

QUẾ HÀ

Việc tự ý làm kè "quái vật", theo PGS-TS Vũ Thanh Ca là "chống được chỗ này thì lại phá vỡ chỗ khác"

QUẾ HÀ

Ngày 24.6, PV Thanh Niên ghi nhận thực tế vẫn có những resort ngang nhiên tự ý dùng xe cuốc đào cát, ủi bãi biển để làm kè trên bãi biển Mũi Né

QUẾ HÀ

Hàng rào cảnh báo nguy hiểm cho du khách tại một resort ở biển Mũi Né. Theo quy định của UBND tỉnh Bình Thuận, cách bờ biển 50 m chỉ được xây dựng các công trình phụ trợ, nhưng nhiều nơi xây kiên cố

QUẾ HÀ

Mặt tiền biển Mũi Né bị "bít kín" bởi hàng loạt quán nhậu, cơ sở kinh doanh dịch vụ

Quế Hà

 

Mạnh ai nấy làm

Trên thực tế, Mũi Né “chuyển mình” từ khoảng năm 1995. Khi tiềm năng “thiên đường biển Mũi Né” được đánh thức, qua năm tháng, ồ ạt công trình xây dựng nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ… “tấn công” mặt tiền biển Mũi Né. Riêng về resort, từ năm 2005, số lượng đã tính hàng trăm, hiện nay đã lên đến khoảng 250 resort.
Chính sự phát triển “quá nóng” của du lịch biển Mũi Né, cùng với vấn đề cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức, bài bản, căn cơ…, đã “đẩy” nhiều không gian biển nơi này vào cảnh nhếch nhác. Thậm chí dọc bờ biển hiện nay vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”, dẫn đến những hình ảnh kè biển xấu xí mà nhiều người ví là “quái vật của biển Mũi Né”.
Một vấn đề “nhức nhối” ở biển Mũi Né, là trước thực trạng bãi biển bị xâm thực, đã xuất hiện tình trạng “mạnh ai nấy làm” với những kè cứng, kè mềm được triển khai suốt trong một thời gian dài vừa qua. Nếu như thời điểm tháng 10.2018, khi PV Thanh Niên thực hiện các bài viết về tình trạng sạt lở bãi biển Mũi Né mới chỉ có một vài resort tự lý làm kè; nhưng thời điểm hiện tại, đang là mùa im gió, nhiều chủ đầu tư tranh thủ đổ cát lấn biển làm kè mềm trông rất nhếch nhác.
Theo PGS-TS Vũ Thanh Ca, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo, việc làm kè biển này nếu cứ mạnh ai nấy làm, không những không giữ được bờ, bãi mà nó còn góp phần xói lở và xâm thực những nơi khác với mức độ nghiêm trọng hơn.
Hiện nay, chiếu theo luật Tài nguyên môi trường, biển và hải đảo (2015), thì tất cả các công trình này đều vi phạm vì không được cấp phép.
Về việc xây dựng kè biển tự phát ở Mũi Né, ông Xà Dương Thắng, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Thuận, cho biết Sở đang xử lý những bất cập.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Nam Long, Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết, cử tri đã có nhiều kiến nghị lên các cấp về việc làm kè bảo vệ bờ biển, nhưng việc triển khai làm kè chưa được quan tâm đúng mức.
Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ có quyết định về quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mũi Né. UBND tỉnh Bình Thuận đang thuê một công ty nước ngoài tư vấn và lập quy hoạch lại không gian du lịch biển Mũi Né nhằm giữ được danh tiếng “thiên đường biển” lâu dài.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.