3 cặp vợ chồng đầu tiên tìm được người mang thai hộ

17/03/2015 19:50 GMT+7

(TNO) Ngay sau khi quy định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (từ 15.3), đến chiều 17.3. trong các cặp vợ chồng khám, điều trị vô sinh tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, bệnh viện Phụ sản T.Ư đã có gần 20 cặp vợ chồng có mong muốn nhờ người mang thai hộ.

(TNO) Ngay sau khi quy định cho phép mang thai hộ có hiệu lực (từ 15.3), đến chiều 17.3. trong các cặp vợ chồng khám, điều trị vô sinh tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, bệnh viện Phụ sản T.Ư đã có gần 20 cặp vợ chồng có mong muốn nhờ người mang thai hộ.
Mang thai hộ giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội làm cha mẹ - Ảnh: Ngọc Thắng
GS Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản quốc gia cho biết, trong số các cặp vợ chồng có nhu cầu nhờ người mang thai hộ, có 3 cặp vợ chồng đã tìm được người mang thai hộ là các chị, em gái, chị em dâu, có tuổi đời trung bình 25 - 35.
Mang thai hộ là dùng biện pháp kỹ thuật lấy trứng (noãn) của người phụ nữ và tinh trùng của người đàn ông để thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy vào tử cung của một người phụ nữ khác để nhờ người này mang thai và sinh con. Người mang thai hộ có họ hàng trong phạm vi ba đời với người nhờ mang thai hộ; Đang trong độ tuổi sinh sản; Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về viêc bảo đảm sức khỏe và đủ điều kiện để mang thai và sinh con; Có sự đồng ý của cả hai vợ chồng trong trường hợp người mang thai hộ đã kết hôn.
Các trường hợp này đang làm tiếp các thủ tục về sức khỏe để trẻ sinh ra khỏe mạnh; hoàn thành các thủ tục về pháp lý, đảm bảo quyền làm cha mẹ cho cặp vợ chồng hiếm muộn.
Theo GS Nguyễn Viết Tiến, nhu cầu cần mang thai hộ lớn, với hơn 7% cặp vợ chồng tuổi sinh sản hiếm muộn (kết quả điều tra tại 8 vùng sinh thái trên cả nước). Trong đó, nhiều trường hợp hiếm muộn do người vợ có trứng (noãn) bình thường, người chồng có tinh trùng tốt nhưng tử cung người vợ không làm tổ được.
“Việc cho phép mang thai hộ là nhân văn vì với các trường hợp hiếm muộn nêu trên, nếu chuyển phôi (được thụ tinh trong ống nghiệm từ trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng hiếm muộn) vào người mang thai hộ thì hai vợ chồng sẽ có con đúng như gien di truyền. Hay có cặp vợ chồng người vợ có bệnh lý phải cắt tử cung khi chưa sinh con mà vẫn có buồng trứng. Với trường hợp này, mang thai hộ sẽ giúp người phụ nữ đó có con”, GS Tiến cho biết.
Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Viết Tiến cũng chia sẻ, trong nước đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật cho thực hiện mang thai hộ, nhưng để thực hiện được thì trở ngại lớn nhất với các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ là không phải lúc nào cũng có thể tìm được người sẵn sàng mang thai hộ. Ngoài ra, khi có người rồi thì người mang thai hộ cần đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, pháp lý.
Mang-thai-ho-giup-nhieu-nguoi-hiem-muon-co-co-hoi-lam-cha-meKiểm tra chất lượng tinh trùng cho thụ tinh trong ống nghiệm - Ảnh: Ngọc Thắng
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam có đủ điều kiện về kỹ thuật cho thực hiện mang thai hộ. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã được thực hiện tại VN: Thụ tinh trong ống nghiệm; tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn; chọc hút mào tinh qua da; hỗ trợ phôi thoát màng; chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi; chuyển phôi đông lạnh; xin noãn, xin phôi; trữ lạnh phôi tinh trùng, noãn bằng phương pháp thủy tinh hóa.
Chi phí điều trị, thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm tại VN (cho thuốc và thủ thuật) khoảng 2000 - 3000 USD/lần. Chi phí này ở những nước trong khu vực dao động khoảng 8000 -12.000 USD.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.