Bi kịch ‘lao động nhí’ ở Quán phở Lý Quốc Sư

Vì những khiếm khuyết trong cuộc sống gia đình, nhiều em đã trở thành lao động nhí với những tháng ngày kinh hoàng tại Quán phở Lý Quốc Sư (Q.2, TP.HCM).

Vì những khiếm khuyết trong cuộc sống gia đình, nhiều em đã trở thành lao động nhí với những tháng ngày kinh hoàng tại Quán phở Lý Quốc Sư (Q.2, TP.HCM).

Ba trẻ vừa được giải cứu khỏi Quán phở Lý Quốc Sư đang được chăm sóc tại Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM - Ảnh: Vũ PhượngBa trẻ vừa được giải cứu khỏi Quán phở Lý Quốc Sư đang được chăm sóc tại Trung tâm giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM - Ảnh: Vũ Phượng

Tâm sự của các lao động nhí vừa được "giải cứu" khỏi quán phở Lý Quốc Sư (quận 2, TP.HCM) - Thực hiện: Vũ Phượng
3 trong số 5 em được đoàn công tác liên ngành của P.Bình An (Q.2) đưa ra khỏi quán phở Lý Quốc Sư mà chúng tôi gặp đều có những khiếm khuyết trong cuộc sống gia đình nên bỏ nhà đi.
Em T. nghẹn ngào khi nhắc về gia đình - Ảnh: Vũ PhượngEm T. nghẹn ngào khi nhắc về gia đình - Ảnh: Vũ Phượng
Bế tắc
Mặc dù đã chai sạn với đòn roi đau cắt da thịt nhưng khi nhắc về gia đình, N.V.T (15 tuổi, quê Bình Thuận) vẫn rưng rưng nước mắt. Theo lời T., cha mẹ em ly dị và đều có gia đình riêng từ rất lâu rồi nên em phải sống với người dì.
T. nghẹn ngào kể: “Cũng có thời gian em ở với ba nhưng suốt ngày ba chỉ biết nhậu; dì ghẻ thì la mắng em suốt. Còn mẹ ruột em lại càng không thích. Từ lúc mới sinh ra, mẹ đã đòi đem em đi bán cho người ta, cũng may dì ruột em giành lại được. Lớn lên, em được dì kể lại mà thấy buồn lắm…”. Nói rồi T. khựng lại nhìn xa xăm.
T. kể tiếp đến năm 13 tuổi, người dì gửi em lại cho gia đình phía nội để vào Sài Gòn lập nghiệp. Sống với gia đình nội được hơn 1 năm, T. nghiện game, hay đi chơi nên thường xuyên bị la mắng. Vừa buồn vừa nghĩ người lớn la vì không thương mình nên T. đón xe vào Sài Gòn tìm đến chỗ trọ của người dì. Đến lúc tìm được thì em lại không dám vào vì sợ bị dì mắng.
“Nghĩ một lúc, em ra Bến xe Miền Đông tính đón xe về lại quê thì gặp chú xe ôm. Chú kêu để chú giới thiệu việc làm, có chỗ ăn ở đàng hoàng luôn nên em đi theo. Chở em tới xong người trong quán cũng đưa tiền cho chú còn em ở lại làm đến nay cũng được hơn 4 tháng”, T. nhớ lại.
Còn với N.Đ.A (15 tuổi, quê Nghệ An), sau khi mẹ qua đời, em được cha dẫn vào Sài Gòn để kiếm kế sinh nhai. Những ngày mới vào thành phố, cha A. chạy xe ôm và thuê một căn phòng nhỏ ở Q.12. A. cũng được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa.
A. kể, khoảng cuối năm 2015, em bị cha đánh vì để quên chìa khóa. Giận quá, A. lấy xe đạp rồi hỏi đường chạy một mạch ra Bến xe Miền Đông. Khi tới nơi, không biết làm gì nên em lang thang trước cổng bến xe.
“Có đêm kia em dựng xe ngủ gần cổng 2, ngủ dậy thì thấy chiếc xe đâu mất. Em cũng không có tiền nên vào quán ăn đối diện xin nước uống. Chủ quán hỏi em sao lang thang, muốn đi làm thì người ta giới thiệu xong chở em tới quán phở”, A. thuật lại.
Tương tự là trường hợp của B.C.N (16 tuổi, quê Tây Ninh). Theo lời N. cha mẹ ly dị, em ở với mẹ nhưng người cha ghẻ cay nghiệt suốt ngày đánh đập, còn cha ruột thì không nhà cửa nên N. cảm thấy bế tắc và bỏ lên Sài Gòn.
Tới Bến xe Miền Đông, N. được một ông xe ôm nói sẽ giới thiệu việc làm; bao ăn ở nên N. đã đồng ý. Sau đó N. được chở tới Quán phở Lý Quốc Sư và làm việc tại quán từ tháng 12.2014 cho đến ngày được cứu thoát.
Em N. chán nản gia đình nên cũng tìm đường lên Sài Gòn - Ảnh: Vũ PhượngaVì giận cha nên em A. đã đạp xe bỏ đi - Ảnh: Vũ Phượng
Nỗi lo trẻ bị bạo hành
PGS.TS tâm lý Trần Thị Thu Mai, Giảng viên khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM nhận định hoàn cảnh của các em trong câu chuyện là do các em ở lứa tuổi vị thành niên có đặc điểm tâm lý dễ xúc động mạnh và thiếu sự kiềm chế bản thân, lại không được yêu thương, học hành và tin tưởng nên các em đã bỏ nhà ra đi.
Theo TS Mai, sau quãng thời gian làm việc ở Quán phở Lý Quốc Sư, nếu thường xuyên bị đòn roi thì tương lai sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển tâm lý và sự tác động này không biến mất theo thời gian.
“Trẻ bị bạo hành khi còn nhỏ lớn lên khi trưởng thành thường có các rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc lo âu, và thường có ý định nghĩ đến chuyện tự tử hoặc toan tự tử, có nhiều khả năng dùng bạo lực đối với chồng vợ và con cái hơn”, TS Mai cho biết.
Với các trường hợp cha mẹ ly hôn, TS Mai cho rằng các bậc cha mẹ nên cùng nhau nói chuyện, trải lòng cùng trẻ để tránh những suy nghĩ lệch lạc. Các bậc cha mẹ cũng nên cố gắng tránh những lời nói nặng lời, mạt sát với con cái.
Nếu cha mẹ ứng xử khéo léo và quan tâm chăm sóc con cái đúng cách thì việc ly hôn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn với con cái, cũng như với chính bản thân cha mẹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.