Bộ Y tế đề xuất đưa quyền được chết vào luật

22/04/2015 17:47 GMT+7

(TNO) Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế vừa đề xuất để các cơ quan chức năng nghiên cứu cho phép “quyền được chết êm ái” vào nội dung của Bộ luật Dân sự (sửa đổi).

(TNO) Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế vừa đề xuất để các cơ quan chức năng nghiên cứu cho phép “quyền được chết êm ái” vào nội dung của luật Dân sự (sửa đổi).

Theo ông Quang, từ 2005, luật Dân sự đã đề cập đến “quyền được chết” tuy nhiên lúc đó Quốc hội chưa xem xét. Sau 10 năm, đến thời điểm này, Quốc hội tiếp tục bàn luận về luật Dân sự (sửa đổi), và Bộ Y tế đề xuất đưa “quyền được chết êm ái” vào luật.
Bộ Y tế cho rằng luật nên xem xét nguyện vọng được chết trong một số trường hợp đặc biệt - Ảnh: Ngọc Thắng
Ông Quang cho rằng, chưa có thước đo nào xác định được sự tiếp nhận đề xuất về “quyền được chết” từ phía các bộ ngành cũng như từ người dân, và nó chắc chắn là vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn đề xuất ủng hộ cho quyền được chết.
Cần hội tụ đủ các yếu tố
Theo ông Quang, với mỗi người có quyền được sống thì họ cũng phải có quyền được chết trong những trường hợp đặc biệt. Lâu nay, mọi quan niệm đều hướng đến “nguyên tắc” chung: ngành y là cứu người, bởi vậy giúp người chết muốn chết là rất xa lạ. Nhưng thực tế, chắc chắn không ít bác sĩ đã gặp những người bệnh mong muốn được ra đi nhẹ nhàng do tình trạng bệnh tật hoàn toàn ngoài khả năng cứu chữa của y học và ngoài sự chịu đựng của người bệnh. Có những người phải tự giải thoát bằng cái chết (tự tử) khiến người thân bị ám ảnh, đau đớn và đó là cái chết rất đau xót. Nhưng nếu họ thực sự được ra đi nhẹ nhàng, với nguyện vọng đã được thẩm định thì cũng là giải pháp cần tính đến.
Ông Quang cho rằng, với người bệnh mong muốn được ra đi, được giải thoát thì cần xác định được các yếu tố: bệnh nhân bị bệnh quá nan y, 100% không thể cứu chữa; bệnh nhân còn đủ tỉnh táo để quyết định được nguyện vọng được chết nhân đạo; sức chịu đựng đã cạn kiệt do quá đau đớn về thể chất và tinh thần. Khi đó, người bệnh đề đạt nguyện vọng lên cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở khám chữa bệnh phải thành lập hội đồng xác định có cứu chữa được hay không; có giám định pháp y tâm thần để xác định người bệnh đủ hành vi dân sự. Trên các cơ sở đó, Hội đồng đó sẽ quyết định có thực hiện quyền được chết hay không.
Nếu pháp luật chưa cho phép mà bác sĩ giúp người bệnh thì vô tình thực hiện hành vi “giết người”. Ngược lại, nếu pháp luật cho phép, thì bác sĩ có thể giúp người bệnh khi họ có bệnh trọng mong muốn có một lối thoát. “Một bên là cứ để cho người bệnh vật vã, gào thét, dần ra đi trong đau đớn còn một bên là bằng phương pháp y học để họ được về bên kia êm sái, nhẹ nhàng, thì cái nào đạo đức hơn cái nào?”, ông Quang nêu vấn đề.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.