Có 66.820 tỉ đồng chắc gì TP.HCM đã hết ngập?

17/09/2015 10:30 GMT+7

“Trung tâm chống ngập nên thực tế một chút. Đừng có sa đà vào những con số nữa, những công trình lớn nữa. Những công trình này chủ yếu về thủy lợi thôi. Ở đây tôi muốn nói là những công trình bên trong đô thị. Tức là những cống trong nhà, trong hẻm, trên đường, cống xuống kênh thì giải quyết bao nhiêu tiền. Chứ đừng có nói con số 66.820 tỉ để xây dựng những công trình khổng lồ”, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông phát biểu.

(TNO) “Trung tâm chống ngập nên thực tế một chút. Đừng có sa đà vào những con số nữa, những công trình lớn nữa. Những công trình này chủ yếu về thủy lợi thôi. Ở đây tôi muốn nói là những công trình bên trong đô thị. Tức là những cống trong nhà, trong hẻm, trên đường, cống xuống kênh thì giải quyết bao nhiêu tiền. Chứ đừng có nói con số 66.820 tỉ để xây dựng những công trình khổng lồ”, TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông phát biểu.

Có 66.820 tỉ chắc gì đã hết ngập Ảnh 1Nước ngập tại đường Nguyễn Hữu Cảnh (Ảnh chụp ngày 15.9) - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đó là nhận xét của ông Phạm Sanh - chuyên gia Giao thông về bài toán chống ngập của Trung tâm phòng chống ngập nước TP.HCM sau trận mưa lịch sử vào ngày 15.9 vừa qua. 

“Theo tôi, bây giờ nếu có thêm 166.000 tỉ đồng đi nữa mà cách đặt vấn đề về những giải pháp của Trung tâm chống ngập thì TP.HCM vẫn còn tiếp tục ngập thôi”, ông Sanh nói thêm.

Cần đánh giá lại nguyên nhân

Theo ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP HCM cho biết, nguyên nhân nước ngập ngày 15.9 là do lượng mưa quá lớn khiến hệ thống cống hiện nay không thể thoát nước kịp nên dẫn đến tình trạng ngập.

Thật ra có bài toán ngập nước nào mà không giải quyết được. Ngay cả trên thế giới người ta vẫn tìm được cách giải quyết. Quan trọng là những người thuộc lĩnh vực đó phải biết cách làm và làm với cái tâm, chứ có thành phố nào ngập mà người ta ‘bó tay’ đâu

Chuyên gia giao thông Phạm Sanh

Ông Phạm Sanh cũng phân tích thêm, chuyện nước ngập do triều cường, mưa, biến đổi khí hậu, xả rác, lấn chiếm chỉ là hiện tượng chứ không phải nguyên nhân. Vì trên thế giới hiện nay chưa thống kê được vì mưa mà gây ra ngập.

"Những trận mưa kỷ lục gây ngập ở nhiều nước chỉ là thiểu số, riêng ở TP.HCM chỉ cần một hay hai lần mưa là đã ngập. Riêng triều cường ngày 15.9 tại trạm Nhà Bè, Phú An dao động 1,3 – 1,4 m, rất thấp so với đỉnh triều những lần trước. Cho nên phía đơn vị thoát nước cứ đổ lỗi do mưa lớn và triều cường là không đúng", ông Sanh đặt vấn đề. 

Vì vậy ông Sanh nhấn mạnh việc xác định trời mưa, triều cường gây ngập lụt ở TP.HCM hiện nay chỉ là hiện tượng chứ không phải nguyên nhân. Theo đó cơ quan chức năng chưa đưa ra được những nguyên nhân chủ quan, chỉ tập trung vào những nguyên nhân khách quan.

Theo ông để giải quyết câu chuyện thoát nước không phải không hết cách, cần xác định lại câu chuyện ngập nước từ nhiều năm qua nguyên nhân thực sự do đâu.

“Thật ra có bài toán ngập nước nào mà không giải quyết được. Ngay cả trên thế giới người ta vẫn tìm được cách giải quyết. Quan trọng là những người thuộc lĩnh vực đó phải biết cách làm và làm với cái tâm, chứ có thành phố nào ngập mà người ta ‘bó tay’ đâu”, ông Sanh chia sẻ.

Có 66.820 tỉ chắc gì đã hết ngập Ảnh 2Người dân đi qua đoạn Nguyễn hữu Cảnh gặp rất nhiều khó khăn - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nên thực tế hơn

Theo ông Sanh việc ngập có thể kiểm soát được bằng việc cơ quan chức năng cần nhìn nhận lại những dự án đầu tư vừa qua đạt hiệu quả ra sao. Những dự án đã đầu tư đạt được những gì.

Hiện tại theo ông Sanh, chưa có những tiêu chí chuẩn xác của thế giới để đánh giá mức độ ngập. Ở phía Trung tâm chống ngập TP.HCM mỗi năm đều đưa ra những con số giảm bao nhiêu điểm ngập. Với tiêu chí mỗi năm có bao nhiêu trận mưa, điểm ngập là do tự đưa ra chứ hoàn toàn không có quy chuẩn nhất định nào.

"Khi đó tự mình bằng lòng với số điểm ngập đã giảm. Trong khi mức độ phức tạp cứ tăng dần do nguyên nhân mình chưa nắm hết và giải pháp không đúng. Tức là chỗ này ngập thì làm cống, chỗ kia ngập thì làm đường. Chứ chưa giải quyết được bài toán của một hệ thống đô thị", ông Sanh nói

Ông Sanh đặt giả thuyết: “Nếu những trận mưa 75 mm, 95mm thì đáp ứng đủ tiêu chuẩn thoát nước. Còn trận mưa 100 mm thì bị ngập. Như vậy ai 'cho phép' trận mưa đó khi nó đổ xuống?"

Ông Sanh đặt câu hỏi: “Giả sử làm được 8 cống ngăn triều, 103 hồ điều tiết, hàng chục km đê bao xung quanh thành phố thì liệu sau những cơn mưa còn ngập hay không?" 

Trước câu hỏi về số kinh phí 66.820 tỉ cần huy động cho quy hoạch chống ngập đến năm 2020 ông Sanh cho rằng chưa chắc có thể hết ngập. Vì theo báo cáo của Trung tâm chống ngập TP.HCM khu vực trung tâm đã hết ngập nhưng con đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập.

Do vậy đừng đổ thừa do chưa xây dựng những công trình nên vẫn còn ngập, đi vào tiêu chí hoặc những con số là không chuẩn xác.

Có 66.820 tỉ chắc gì đã hết ngập Ảnh 3

“Trung tâm chống ngập nên thực tế một chút. Đừng có sa đà vào những con số nữa, những công trình lớn nữa. Những công trình này chủ yếu về thủy lợi thôi. Ở đây tôi muốn nói là những công trình bên trong đô thị. Tức là những cống trong nhà, trong hẻm, trên đường, cống xuống kênh thì giải quyết bao nhiêu tiền. Chứ đừng có nói con số 66.820 tỉ đồng để xây dựng những công trình khổng lồ”, ông Sanh nói thêm.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.