CSGT TP.HCM có tiêu cực không?

26/02/2016 15:57 GMT+7

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa đặt vấn đề: “Việc quản lý tải trọng xe, có tiêu cực không? Đa phần anh em tốt nhưng CSGT có tiêu cực không? Cũng có chứ!"

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa đặt vấn đề: “Việc quản lý tải trọng xe, có tiêu cực không? Đa phần anh em tốt nhưng CSGT có tiêu cực không? Cũng có chứ!"

 Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Ảnh: Tân Phú Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Ảnh: Tân Phú
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa đặt ra vấn đề này tại hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2016 trên địa bàn TP.HCM, diễn ra vào sáng nay 26.2.
Phát biểu chỉ đạo về các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ông Lê Văn Khoa nói: “Việc quản lý tải trọng xe, có tiêu cực không? Đa phần anh em tốt nhưng CSGT có tiêu cực không? Cũng có chứ!”
“Mình cũng phải chú ý đến vấn đề đạo đức cán bộ. Nếu anh em chưa thấy hết thì chúng ta nói. Bên cạnh đó cũng phải có cơ chế kiểm tra, kiểm soát để cho anh em mình đừng có vi phạm”. 
Phó chủ tịch UBND TP.HCM
Lê Văn Khoa
“Những tiêu cực này là nguyên nhân góp phần gây tai nạn nạn. Cái này không trật được”, ông Khoa nhận định và nói thêm: “Như việc kiểm định xe, mà nói ở nơi khác làm, xe thì không tốt mà ra giấy tờ tốt, thì ai làm cái đó. Tôi hiểu nôm na là máy móc của chiếc xe, máy tốt thì nó tốt, máy xấu thì nó xấu. Còn máy nó xấu mà ra tốt thì chỉ có con người ghi thôi, chứ tự nhiên làm sao mà từ xấu qua tốt được. Và cũng chính vì cái đó mà khi lưu thông thì gây tai nạn bởi phương tiện không đảm bảo an toàn”.
Ông Khoa nói tiếp: “Hay là vi phạm luật giao thông mà CSGT vì lý do này, lý do khác mà không phạt, không xử nghiêm thì người vi phạm đó sẽ tiếp tục vi phạm thôi. Chúng ta cũng cần giáo dục, tuyên truyền cho anh em, là chính cái đó cũng là nguyên nhân tiêu cực góp phần gây tai nạn, gây tử vong, thương vong. Mình cũng phải chú ý đến vấn đề đạo đức cán bộ. Nếu anh em chưa thấy hết thì chúng ta nói. Bên cạnh đó cũng phải có cơ chế kiểm tra, kiểm soát để cho anh em mình đừng có vi phạm”.
Ông Khoa cảnh báo: “Nếu (CSGT - PV) vi phạm thì gây hậu quả rất nghiêm trọng cho cá nhân mình, đồng thời gây ra nhiều việc không tốt cho xã hội, cho vấn đề an toàn giao thông”.
Trước đó, báo cáo tại cuộc họp, trung tá Trần Hồng Minh, Phó trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt thuộc Công an TP.HCM (PC67) nhìn nhận công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông bị áp lực rất lớn.
Nguyên nhân do ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của một bộ phận người dân còn hạn chế; số lượng người và phương tiện giao thông cá nhân tiếp tục gia tăng hàng năm, hiện thành phố quản lý hơn 7 triệu xe cơ giới, trong đó hơn 6,5 triệu xe máy, gần 650.000 ô tô, chưa kể xe các tỉnh lưu trú, ra - vào hoạt động hàng ngày (tăng gần 2 triệu xe so với 2012)…
“Với thực trạng phức tạp về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố như vậy, PC67 luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc chủ động tham mưu cho các cấp đề ra và triển khai quyết liệt các kế hoạch, giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là việc siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ trong đẩy mạnh công tác tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông”, trung tá Minh nói.
'Đa phần anh em tốt nhưng CSGT có tiêu cực không?'Thanh thiếu niên tụ tập, cổ vũ chạy xe gây mất an ninh, trật tự công cộng trên xa lộ Hà Nội, quận 9. TP.HCM - Ảnh: Công Nguyên
“Thực tế cho thấy thực trạng giao thông trên địa bàn TP.HCM còn nhiều diễn biến phức tạp, đòi hỏi cần đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra”, trung tá Minh đề nghị.
Trung tá Minh cũng đề nghị thành phố và các quận, huyện hỗ trợ tăng cường trang bị camera cho lực lượng CSGT trong tuần tra, xử phạt để góp phần “giảm đôi co giữa CSGT và người vi phạm”.
 “Đường bộ thành phố quá tải rồi”
Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM cho rằng lượng phương tiện giao thông hiện nay quá lớn nên “đường bộ thành phố quá tải rồi”, giao thông đi lại khó khăn, nguy cơ tai nạn cao... Trong năm 2015 xảy ra đến 3.712 vụ tai nạn làm chết 702 người và bị thương 3.302 người (bình quân 1 ngày hơn 10 người, bị thương vì tai nạn). Hiện vẫn còn tình trạng thanh thiếu niên tụ tập, cổ vũ chạy xe gây mất an ninh, trật tự công cộng vào ban đêm trên một số tuyến đường…
Theo ông Tường, thành phố thực hiện chủ đề an toàn giao thông năm 2016 là “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ cương của người thực thi công vụ” với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết”.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.