Cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo cấp chiến lược

05/02/2016 07:00 GMT+7

Ông Nguyễn Đức Hà - Vụ trưởng, Ban Tổ chức T.ƯÔng Nguyễn Đức Hà - Vụ trưởng, Ban Tổ chức T.Ư
Đại hội lần thứ 12 của Đảng (Đại hội 12), T.Ư đã quyết định tiến hành trong tháng 1.2016. Đây là một sự kiện chính trị hết sức quan trọng đối với Đảng và đất nước. Sau đại hội này, nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước không còn đủ tuổi tham gia Ban Chấp hành T.Ư khóa 12 nữa. Vì thế Đại hội 12 cũng mang ý nghĩa đánh dấu sự chuyển đổi thế hệ lãnh đạo cấp chiến lược hết sức quan trọng.
Công tác chuẩn bị cho Đại hội 12 đã được T.Ư thực hiện chủ động từ rất sớm. Nhiệm kỳ này đánh dấu một sự đột phá là việc lần đầu tiên Đảng ta tiến hành quy hoạch cán bộ cấp chiến lược tức là quy hoạch Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Có thể nói công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 12 chính thức bắt đầu từ Nghị quyết T.Ư 4. Nghị quyết T.Ư 4 đã xác định vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược cực kỳ quan trọng. Đến Hội nghị T.Ư 6, T.Ư đã thảo luận và thông qua Đề án quy hoạch Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Trên cơ sở quy hoạch được gần 300 đồng chí T.Ư thì Bộ Chính trị tiếp tục mở 6 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho hơn 500 cán bộ dự nguồn trong quy hoạch và quy hoạch cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành, bộ ngành T.Ư, mỗi lớp trong thời gian 4 tháng. Sau khi quy hoạch ở T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới tiến hành quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng hết sức bài bản, khoa học. Như vậy, chúng ta đã quy hoạch được 28 đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư rất bài bản, thận trọng, chặt chẽ từng bước một.
- Xin ông cho biết cụ thể về những yêu cầu đối với việc xây dựng Ban Chấp hành T.Ư, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư... khóa tới?
Ông Nguyễn Đức Hà: Trước khi chuẩn bị nhân sự cụ thể thì T.Ư đã thống nhất yêu cầu xây dựng T.Ư khóa tới như thế nào, tiêu chuẩn ủy viên T.Ư chính thức và dự khuyết ra sao, tiêu chuẩn Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tiêu chuẩn 4 chức danh chủ chốt. Lần này T.Ư đã thảo luận công khai, dân chủ và khá chi tiết. Ví dụ muốn tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì ít nhất phải là ủy viên T.Ư khóa thứ 2, phải từng kinh qua bí thư tỉnh, thành hoặc bộ trưởng, trưởng các ban Đảng… Với 4 chức danh chủ chốt thì quy định yêu cầu tiêu chuẩn, kinh nghiệm, thực tiễn thế nào… Khi thống nhất được tiêu chuẩn rồi thì T.Ư mới giới thiệu. Đó là những điểm mới trong công tác nhân sự.
Đồng thời T.Ư cũng thảo luận đưa ra một số tiêu chí đối với những trường hợp đặc biệt ngoài độ tuổi. Tóm lại, tức là phải thống nhất về quan điểm, nguyên tắc, yêu cầu, tiêu chí chung trước, khi đã thống nhất được cái chung rồi mới đi vào nhân sự cụ thể.
- Đại hội 12 được đánh giá có ý nghĩa quan trọng đối với đất nước trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 tới mà còn là nền tảng cho sự phát triển 10 - 20 năm tới. Vậy việc lựa chọn nhân sự cho đại hội lần này ngoài các tiêu chí trên còn có những yêu cầu gì khác để đảm bảo sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo được hiệu quả nhất?
Ông Nguyễn Đức Hà: T.Ư đã thống nhất trong 200 ủy viên T.Ư khóa tới thì có một số dưới 50 tuổi, số đông từ 50 - 60 và một số ít trên 60. Tức là luôn tạo thành 3 thế hệ cán bộ nối tiếp nhau. Điểm mới thứ hai là yêu cầu đối với các ủy viên T.Ư dự khuyết là để đào tạo, tạo nguồn, chuẩn bị cho những khóa sau nữa. Cho nên tiêu chuẩn đối với các ủy viên T.Ư dự khuyết phải không quá 45 tuổi và phải tốt nghiệp đại học chính quy. Hàm ý ở đây là dự nguồn thì phải trẻ nhưng cũng phải có kiến thức, trí tuệ, trình độ.
Còn tiêu chuẩn thì T.Ư nhấn mạnh toàn diện nhiều mặt. Thứ nhất là phải có bản lĩnh chính trị, phải vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới.
Thứ hai phải có phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, gương mẫu. Như Tổng bí thư đã chỉ rõ, không cơ cấu vào T.Ư những phần tử cơ hội tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ… Thứ ba là phẩm chất trí tuệ, phải là người am hiểu, có kiến thức và kinh nghiệm trên các lĩnh vực. Thứ tư là phải có sức khỏe.
Trong từng phẩm chất thì T.Ư cụ thể hóa rất nhiều. Ví dụ nói phẩm chất và bản lĩnh chính trị, trung thành… nhưng biểu hiện cụ thể là gì? Anh phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Phải là người có tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết đoán... Hoặc tiêu chuẩn đạo đức trong sáng tức là phải không tham nhũng và tích cực đấu tranh chống tham nhũng, không lợi ích nhóm, cục bộ, không để vợ con người thân dính dáng vào chuyện này chuyện kia… Bên cạnh đó cũng cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu. Nếu trong cơ quan, đơn vị có chuyện này chuyện kia thì với tư cách người đứng đầu cũng phải chịu trách nhiệm.
- Xin cảm ơn ông!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.