Đã có 2 trường hợp tử vong do amip "ăn não người"

18/09/2012 14:01 GMT+7

(TNO) “Thêm một trường hợp viêm não do amip Naegleria Fowleri đã được khẳng định bằng xét nghiệm”, thông tin này được ông Trần Thanh Dương, Phó cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết sáng nay 18.9.

>> Thêm một trường hợp tử vong nghi do amip "ăn não người"?
>> Phòng amip ăn não người
>> Xuất hiện amip "ăn não người" ở Việt Nam

 amip ăn não người
Hình ảnh ký sinh trùng amip Naegleria fowleri tấn công và "ăn não" - Ảnh: CDC

Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Dương cho biết, kết quả xét nghiệm với mẫu bệnh phẩm của bệnh nhi 6 tuổi được thực hiện  tại TP.HCM. Như vậy, từ tháng 8 đến nay đã có hai ca viêm não do amip được phát hiện.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tại Hoa Kỳ, trong vòng 49 năm (1962 -2011) chỉ ghi nhận 123 trường hợp, với số mắc trung bình 0-8 trường hợp/năm nhưng duy nhất một trường hợp được cứu sống. Các trường hợp mắc bị nhiễm từ công trình chứa nước nhân tạo, từ suối nước nóng tự nhiên, nước uống chưa được khử trùng.

Ông Dương lo ngại, mặc dù bệnh được biết đến là rất hiếm gặp nhưng việc phát hiện và xác định hai ca nhiễm trong thời gian 4-5 tuần thực sự cần có các cảnh báo đến người dân về phòng bệnh.

 amip ăn não người
Đường đi của amip từ môi trường tự nhiên vào cơ thể người - Ảnh: CDC

Trước mắt, Cục đã có văn bản Giám đốc Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng Phú Yên (nơi có ca bệnh đầu tiên được phát hiện ngày 30.7 là bệnh nhân nam 24 tuổi); gửi Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM (địa phương tiếp nhân, điều trị ca bệnh) và gửi các viện Vệ sinh dịch tễ/Paster Nha Trang, TP.HCM tăng cường giám sát chẩn đoán để phát hiện sớm các trương hợp nhiễm Naegleria fowleri.

Theo ông Dương, viêm não - viêm màng não do amip đơn bào Fowleri là bệnh rất hiểm gặp, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao. Amip này sống trong nước ao hồ có nhiệt độ ấm (khoảng 30 độ C), xâm nhập bằng cơ thể qua niêm mạc mũi rồi đi lên não.

“Có tài liệu cho biết, không chỉ có trong ao hồ tự nhiên ở nhiệt độ phù hợp, đơn bào này có thể tồn tại trong nước hồ bơi. Tuy nhiên, nguy cơ thấp hơn so với nước ao hồ tự nhiên vì nước hồ bơi thường sử dụng chất sát khuẩn. Sau khi bơi lặn nên phòng bệnh bằng các dung dịch nước muối 0,9%; Clorcid 0,4%.  

 Liên Châu

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.