Đặc công người nhái luyện tập đánh tàu

Đặc công người nhái là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Lữ đoàn Đặc công nước 5, Binh chủng Đặc công, đã được cọ xát qua nhiều nhiệm vụ đặc biệt, bí mật.

Đặc công người nhái là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Lữ đoàn Đặc công nước 5, Binh chủng Đặc công, đã được cọ xát qua nhiều nhiệm vụ đặc biệt, bí mật.

Đặc công người nhái luyện tập gắn mìn vào đáy tàu đối phươngĐặc công người nhái luyện tập gắn mìn vào đáy tàu đối phương
Trong biên chế của Lữ đoàn Đặc công nước 5 (Binh chủng Đặc công) có một đơn vị đặc biệt quan trọng và tinh nhuệ là Liên đội 3 Đặc công người nhái. Đây là lực lượng được tuyển chọn gắt gao từ các đơn vị trong toàn Binh chủng Đặc công, với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn cả phi công, bộ đội tàu ngầm. 
Thượng tá Hoàng Văn Số, Phó chính ủy Lữ đoàn Đặc công nước 5 cho biết: "Đối với đặc công người nhái, phải huấn luyện cho bộ đội sử dụng thành thạo các loại máy lặn và trang bị đi cùng, nắm vững chiến thuật từng người... với trọng tâm là tiêu diệt các tàu, phương tiện nổi của đối phương".
Thượng tá Số khẳng định: "Anh em đã được cọ xát với thực tế và trưởng thành qua nhiều nhiệm vụ đặc biệt, bí mật".
Người nhái của Lữ đoàn Đặc công nước 5 chuẩn bị thực hiện lặn sâu
Hướng dẫn chúng tôi tham dự buổi luyện tập của Đặc công người nhái trên thao trường ven biển Nam Trung Bộ, thiếu tá Lê Quốc Ngự, Liên đội trưởng Liên đội 3 chỉ chiếc xuồng máy đang dập dềnh trên mặt biển vắng, từ từ tiến gần chiếc tàu sắt giả định mục tiêu đánh phá, giải thích: “Đang luyện tập, nên mới có bong bong dấu hiệu cho xuồng đi theo giám sát - bảo hiểm. Diễn tập và chiến đấu, chỉ một dấu vết nhỏ là bị phát hiện nên có soi đèn pha cũng không thấy!” 
Thiếu tá Ngự cho biết: Người nhái, ngoài yêu cầu thể lực, sức khỏe hơn người, phải có thần kinh tiền đình cực tốt. Mỗi năm, toàn Binh chủng Đặc công tuyển chọn được khoảng 10 người cho Liên đội 3 và trong quá trình huấn luyện, một số vẫn bị thải loại.
Một số hình ảnh do PV Thanh Niên ghi lại trong buổi luyện tập trên thao trường và trên vùng biển Trường Sa:
Lặn sâu mang theo khí tài chủ yếu là các loại mìn - khối thuốc nổ có gắn nam châm
Bí mật tiếp cận và gắn mìn - thuốc nổ vào mục tiêu giả định là tàu địch
Quay trở lại điểm tập kết, ngoi lên mặt nước giơ tay báo hiệu hoàn thành nhiệm vụ
Bơi kéo bình khí về xuồng giám sát
Cán bộ trên xuồng giám sát - bảo hiểm trợ giúp đưa bình khí lên xuồng
Chân vịt chuyên dụng của đặc công người nhái
Vật bảo hiểm dưới nước của đặc công người nhái chỉ đơn giản là sợi dây thừng buộc ngang lưng
Một mũi (tổ, nhóm, đội - PV) chiến đấu phấn khởi khi hoàn thành nhiệm vụ, lên xuồng trở vào bờ
Kiểm tra trang thiết bị và vũ khí - khí tài
Tỉ mẩn từng chi tiết khi kiểm tra, bởi những khí tài này đảm bảo sự còn của người nhái, khi hoạt động dưới lòng biển sâu
Gom lại chân vịt, để bảo quản riêng
Kiểm tra mặt nạ khí lần cuối, khi trả trang thiết bị - vũ khí khí tài về kho của đơn vị
Nghe chỉ huy nhận xét và rút kinh nghiệm sau buổi tập là hoạt động bắt buộc trong công tác huấn luyện của Lữ đoàn Đặc công nước 5
Các chiến sĩ của Lữ đoàn Đặc công nước 5 trong kỳ huấn luyện thường xuyên tại Trường Sa với các nội dung đột nhập đánh chiếm đảo, phá hủy tàu, phương tiện nổi... của đối phương
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.