Đặt mình vào vị trí doanh nghiệp xem có chịu được không?

05/03/2016 07:00 GMT+7

Sáng 4.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải dẫn đầu đoàn công tác tới thăm và làm việc tại KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

Sáng 4.3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải dẫn đầu đoàn công tác tới thăm và làm việc tại KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.

Ông Hoàng Trung Hải tham quan dây chuyền sản xuất của Canon tại KCN - Ảnh: Bình MinhÔng Hoàng Trung Hải tham quan dây chuyền sản xuất của Canon tại KCN - Ảnh: Bình Minh
Tiếp xúc với Bí thư Hoàng Trung Hải, lãnh đạo Công ty Canon cho biết đã sang VN 5 năm và cảm nhận thủ tục hành chính ngày càng đơn giản, nhà nước tạo điều kiện cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, làm việc tại Công ty TNHH KCN Thăng Long (đơn vị quản lý KCN Thăng Long), Tổng giám đốc công ty, ông Masayasu Otsuka, bày tỏ nhiều băn khoăn về thủ tục không cần thiết, gây lãng phí như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư, điều chỉnh cục bộ chức năng quy hoạch trong KCN. Ngoài ra, cơ chế quản lý chồng chéo giữa Ban Quản lý KCN và KCX Hà Nội với các sở. Ông Masayasu Otsuka phản ánh doanh nghiệp (DN) thường phải đi lại rất nhiều lần khi làm hồ sơ, có những thông tin phải điều chỉnh nhiều lần, một số đợt thanh kiểm tra của Bộ và TP trùng nhau về nội dung. Ngoài ra, có 5 DN chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dù hồ sơ đã hoàn thiện từ lâu, thủ tục quá phức tạp.
Lắng nghe chia sẻ của DN, Bí thư Thành ủy Hà Nội băn khoăn “vừa gặp DN khen thủ tục hành chính tốt, ra đến cổng KCN lại vướng mắc nhiều như thế” và cho rằng một số thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu, dù KCN Thăng Long đã có từ năm 1997 mà vẫn còn những tồn tại liên quan đến thủ tục hành chính là trách nhiệm lớn của TP, các sở, ban ngành.
Theo ông Hải, lý do không thu hút được nhà đầu tư không phải do thiếu nguồn lực, chỉ cần cải cách thủ tục hành chính tốt, tạo môi trường đầu tư thông thoáng là các DN, nhà đầu tư sẽ đến. “Hãy bỏ cái tôi, bỏ cái ích kỷ của từng cơ quan, tổ chức ra ngoài là chúng ta cải cách được thủ tục hành chính”, ông Hải nhấn mạnh và cho rằng: "Để doanh nghiệp kêu thủ tục hành chính vướng nhiều năm như vậy mà không giải quyết cho họ, nghe rất đau xót. Chuyện đơn giản thế mà chúng ta chỉ ích kỷ, gây khó khăn, nhũng nhiễu khiến việc cải cách hành chính không làm được".
Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn chỉ đạo Sở KH-ĐT kiểm điểm lại từng việc DN phản ánh, xem trách nhiệm ở bộ phận nào, từ nay đến cuối năm đơn vị nào không làm tốt cải cách hành chính thì xử lý cán bộ đứng đầu. Những vấn đề gì về thủ tục hành chính vướng, cần đề xuất lên cấp trên, có kế hoạch để kiểm tra không chồng chéo. “Phải đặt mình vào vị trí DN xem có chịu được không, khi đoàn kiểm tra này vừa xong, đoàn khác đã vào, trong khi kế hoạch kiểm tra, giám sát đã được xây dựng từ năm trước”, ông Hải nói và yêu cầu ông Tuấn “trong một tuần phải kiểm tra, báo cáo Thường trực Thành ủy”.
Ngoài ra, các đơn vị liên quan phải thực hiện phân cấp, ủy quyền cho một đầu mối, như khi đã phân cấp đầu mối cho Ban Quản lý KCN rồi thì phải thực hiện ủy quyền. Nếu ủy quyền mà không làm được, qua thanh, kiểm tra sẽ xử lý ban quản lý. “Phải có từng cấp một chịu trách nhiệm, cơ chế này phải được làm rộng ra tất cả các ban ngành để người dân đỡ hơn, DN dễ thở hơn. Các địa phương khác đã giải quyết xong lâu rồi mà Hà Nội vẫn vướng những thủ tục cỏn con”, ông Hải nhấn mạnh.
Ổn định nhà ở cho công nhân
Đi thăm và tặng quà cho nhiều gia đình công nhân tại chung cư 15 tầng Kim Chung, Đông Anh (Hà Nội) sáng qua, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải chia sẻ khó khăn nhất là ổn định lao động và việc làm. Do khủng hoảng kinh tế, số lượng DN phải ngừng hoạt động rất lớn, tác động không nhỏ tới đội ngũ công nhân lao động của thủ đô. Ngoài ra, nhà ở cho công nhân mới chỉ đáp ứng được 8 - 9% nhu cầu. Điều kiện thu nhập, đóng bảo hiểm xã hội nhiều DN cũng chưa đáp ứng được; phát triển hạ tầng cơ sở KCN chưa đầy đủ, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất ở các KCN.
Ông Hải yêu cầu các sở, ngành của Hà Nội phải có giải pháp khắc phục các hạn chế trên, đặc biệt là việc mua và giá thuê nhà; phát triển nhà trẻ, mẫu giáo; quy hoạch chi tiết đồng bộ KCN. Ban Quản lý KCN rà soát lại, nếu KCN nào thiếu phải bổ sung, nơi nào mới thì tất yếu phải có đủ kết cấu hạ tầng, PCCC...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.