Đề nghị siết chặt quản lý các trang thông tin điện tử

17/07/2015 05:29 GMT+7

Ngày 16.7, tại TP.HCM, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về dự thảo luật Báo chí (thay thế luật Báo chí năm 1989 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Báo chí năm 1999), với sự tham dự của đại diện Sở TT-TT cùng lãnh đạo các cơ quan báo chí, hội nhà báo của các tỉnh, thành phía nam.

Ngày 16.7, tại TP.HCM, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về dự thảo luật Báo chí (thay thế luật Báo chí năm 1989 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Báo chí năm 1999), với sự tham dự của đại diện Sở TT-TT cùng lãnh đạo các cơ quan báo chí, hội nhà báo của các tỉnh, thành phía nam.
Ông Võ Văn Long, Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM, phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Hải Nam
Ông Võ Văn Long, Phó giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM, phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Hải Nam
Tại hội nghị, các đại điểu tập trung góp ý về việc quản lý các trang thông tin điện tử, các trang mạng cá nhân... GS-TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng dù trong dự thảo luật Báo chí chưa thừa nhận loại hình báo chí tư nhân, nhưng về cơ sở pháp lý, việc thừa nhận báo chí tư nhân không chỉ phù hợp với Hiến pháp mà còn phù hợp với quy định của luật Báo chí hiện hành. PGS-TS Đoàn Năng cũng kiến nghị luật Báo chí nên mở rộng đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, ngoài cơ quan, tổ chức như hiện nay thì cá nhân cũng được thành lập tổ chức báo chí nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật quy định.
Ở góc độ quản lý, ông Võ Văn Long, Phó giám đốc Sở TT-TT TP.HCM, nhìn nhận hiện nay những trang thông tin điện tử của các tổ chức tư nhân hoạt động rất mạnh, nhiều trang được tổ chức như một tờ báo thực thụ mà chỉ có những người chuyên môn mới phân biệt được đâu là trang thông tin điện tử, còn đa số người dân vẫn xem những trang này như là một tờ báo. “Vì vậy, các trang này cần phải được điều chỉnh bởi luật Báo chí”, ông Long nói.
Thứ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh dự thảo luật Báo chí lần này không nhằm mục đích quản lý là chủ yếu mà tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin của người dân tốt hơn. Vì vậy, không tách riêng luật Báo chí với các luật khác, đặc biệt là luật Tiếp cận thông tin đang được Quốc hội soạn thảo, khắc phục những bất cập, chưa đáp ứng của luật Báo chí hiện hành do sự thay đổi của xã hội, tạo điều kiện cho báo chí phát triển.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đóng góp nhiều ý kiến về quyền tự do báo chí và quyền tự do ngôn luận trên báo chí, về tổ chức báo chí, về hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí, chính sách phát triển báo chí... Trong đó, đa số các đại biểu đề nghị giữ nguyên tên gọi của các chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí như hiện nay. Việc thay đổi tên gọi, thêm chức danh tổng giám đốc các cơ quan báo chí cần cân nhắc cho phù hợp với mỗi loại hình cơ quan báo chí. Bổ sung vai trò phản biện xã hội của báo chí vì hiện báo chí đang đảm nhiệm vai trò này; quy định thêm về các hành vi cản trở tác nghiệp báo chí, hành vi hành hung, phá hoại tài sản của phóng viên cũng phải bị xử lý theo pháp luật.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.