Đừng để ‘những bản án treo lơ lửng trên đầu các nhà báo’

Chiều qua (14.11), thảo luận về dự án luật Báo chí (sửa đổi) và dự án luật Tiếp cận thông tin, nhiều ĐBQH cho rằng chất lượng 2 dự án luật này còn hạn chế và chưa giải quyết đầy đủ các vấn đề trong thực tiễn.

Chiều qua (14.11), thảo luận về dự án luật Báo chí (sửa đổi) và dự án luật Tiếp cận thông tin, nhiều ĐBQH cho rằng chất lượng 2 dự án luật này còn hạn chế và chưa giải quyết đầy đủ các vấn đề trong thực tiễn.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phát biểu thảo luận dự luật Báo chí (sửa đổi) hôm qua - Ảnh: Ngọc ThắngĐại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) phát biểu thảo luận dự luật Báo chí (sửa đổi) hôm qua - Ảnh: Ngọc Thắng
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng dự luật Báo chí lần này cần phải có những quy định hết sức cụ thể, nếu cần phải có nghị định đi kèm luôn, tránh tình trạng “giấy phép con”. “Lĩnh vực báo chí là lĩnh vực nhiều khó khăn, nhũng nhiễu. Mỗi lần thay đổi măng séc, tăng trang... đều phải xin xỏ, không có minh bạch”, ĐB Nghĩa nói.

Cả nước có tới 800 tờ báo, mỗi nơi trung bình có 3 - 4 ông phó mà tất cả việc bổ nhiệm phải xin ý kiến. Mấy ngàn người như vậy, Bộ biết được mấy người mà phải có ý kiến. Hay bổ nhiệm lãnh đạo báo ở địa phương thì giao cho chính quyền địa phương họ làm chứ bộ ôm vào làm gì

ĐB Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN)
“Luật hình sự thu nhỏ nằm trong luật báo chí”
Liên quan đến các hành vi bị cấm, theo ĐB Nghĩa, những điều cấm nào đã nằm trong bộ luật Hình sự rồi thì không cần quy định lại ở luật Báo chí nữa. Trong trường hợp các hành vi cấm riêng cho báo chí thì cần cụ thể hóa nếu không sẽ “biến thành một bộ luật Hình sự thu nhỏ nằm trong luật Báo chí”. “Ví dụ như quy định cấm báo chí xuyên tạc lịch sử thì anh phải làm rõ thế nào là xuyên tạc. Đơn cử việc các nhà khảo cổ họ có những phát hiện mới, khác với những gì từng biết, báo chí đưa tin về chuyện đó có bị coi là “xuyên tạc lịch sử” hay không? Những điều này phải làm rõ nếu không lúc nào cũng có những bản án treo lơ lửng trên đầu các nhà báo”, ĐB Nghĩa nói.
ĐB Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN), cho biết “rất khổ tâm về chuyện bổ nhiệm cán bộ cho các tờ báo mà Tổng liên đoàn Lao động VN làm chủ quản”. Theo dự luật, các tờ báo bổ nhiệm phó tổng biên tập phải xin ý kiến của Bộ TT-TT bằng văn bản. “Cả nước có tới 800 tờ báo, mỗi nơi trung bình có 3 - 4 ông phó mà tất cả việc bổ nhiệm phải xin ý kiến. Mấy ngàn người như vậy, Bộ biết được mấy người mà phải có ý kiến. Hay bổ nhiệm lãnh đạo báo ở địa phương thì giao cho chính quyền địa phương họ làm chứ bộ ôm vào làm gì”, ông Tùng nhấn mạnh.
Có quan điểm tương tự, ĐB Đào Tấn Lộc (Phú Yên) cho rằng: “Bộ chỉ nên cho ý kiến với người đứng đầu cơ quan báo chí thôi, cơ quan chủ quản sẽ chịu trách nhiệm. Có ai làm sai ở báo địa phương, lãnh đạo tỉnh họ xử lý liền chứ đâu có chờ Bộ”, ông Lộc nói.
ĐB Nguyễn Anh Dũng (Bắc Giang) nhận xét: “Tôi lại không biết là báo chí lại bị quản chặt hơn doanh nghiệp. Như các doanh nghiệp nhà nước lớn chủ yếu là ở cấp chủ tịch, tổng giám đốc khi bổ nhiệm mới phải xin ý kiến thôi”.
Sáng qua (14.11), với tỷ lệ tán thành 79,15%, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách T.Ư năm 2016. Theo đó, QH quyết nghị năm 2016 tổng số thu cân đối ngân sách T.Ư là 596.882 tỉ đồng, tổng số thu cân đối ngân sách địa phương là 417.618 tỉ đồng. Tổng số chi cân đối ngân sách T.Ư là 850.882 tỉ đồng, trong đó dự toán 211.221 tỉ đồng để bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.
Tr.S
“Với báo chí thì phải cung cấp”
ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đặt vấn đề: “Vừa qua, dù có quy định, nhưng tại sao nhiều nhà báo tác nghiệp đúng trách nhiệm của mình vẫn bị các cơ quan, cá nhân xâm phạm, cản trở thậm chí gây hại đến tính mạng, sức khỏe của nhà báo”. “Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cần có các quy định xử lý nghiêm minh các hành vi gây cản trở, xâm hại nhà báo khi tác nghiệp”, ĐB Khánh góp ý.
ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên) cho rằng báo chí có vai trò lớn trong phát hiện các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, trong khi đó việc lấy tin tức của nhà báo gặp nhiều khó khăn, không chỉ ngoài xã hội mà cả những người có chức quyền. ĐB Huệ đề nghị phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ nhà báo. Đồng thời phải quy định trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước. “Tại Thái Nguyên chúng tôi vừa qua xảy ra một vụ cô giáo để học sinh bị bạo hành trong 2 năm nhưng báo chí rất khó khăn lấy tin tức, cấp trên thì đổ cho cấp dưới. Cái này luật phải điều chỉnh, trên dưới có thể nể nang nhau mà bao che nhưng với báo chí thì phải cung cấp bởi đây là kênh giám sát của nhân dân”, ĐB Huệ nói.
ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cho rằng dự án luật dường như vẫn hướng về quản lý báo chí chính trị - xã hội, trong khi hiện nay, có rất nhiều loại hình báo chí. “Những báo thuần túy về giải trí, thương mại hay báo điện tử cần có cách tiếp cận, quản lý khác. 15 năm qua, báo chí đã thay đổi rất nhiều, ta còn giữ tư duy cũ, quản lý về tư tưởng, chính trị thì không theo kịp, nặng về quan hệ xin cho nên cần phân loại ra và có hình thức quản lý phù hợp với từng loại hình báo chí”, ông Quốc nói.
“Công khai thế nào, quyền tiếp cận của người dân ra sao”
Cùng ngày, thảo luận về dự án luật Tiếp cận thông tin, ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) cho rằng dự thảo luật quy định hiện nay rất khó bảo đảm tính khả thi. Theo ĐB Quyền, luật quy định những thông tin lưu trữ, kiểm toán, thanh tra chịu sự điều chỉnh của các quy định liên quan. Đây là những lĩnh vực liên quan trực tiếp với nhân dân trong khi các luật liên quan thanh tra, tố tụng, lưu trữ nói là công khai nhưng công khai thế nào, quyền tiếp cận của người dân ra sao không có quy định.
ĐB Quyền cũng “tiết lộ” việc luật Thanh tra quy định các kết luận phải công khai nhưng bản thân Ủy ban Tư pháp muốn có thông tin để nghiên cứu cũng phải ký rất nhiều công văn sang Thanh tra Chính phủ để lấy và cũng không đơn giản chút nào. “Đó là cơ quan nhà nước với nhau để phục vụ công việc. Nếu dự thảo dẫn chiếu sang các luật khác mà các luật này lại không quy định thì là khó", ĐB Quyền bày tỏ. Theo ĐB Quyền, dự luật nên quy định về trình tự, thủ tục, trách nhiệm, phương thức tổ chức của các cơ quan tạo ra thông tin trong việc công khai minh bạch, giống như thư viện để tất cả các chủ thể có thể đọc, sao chép. “Nên hướng đến triết lý như vậy chứ nếu không dự án này không bao giờ khả thi được", ông Quyền nói.
Ở góc độ khác, ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng nên quy định rõ nội dung thông tin người dân được lấy hoặc liệt kê những loại thông tin loại trừ liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh...
Đồng tình quan điểm này, ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) nói dự luật chỉ quy định khung, chung chung, trong khi lại ghi các tổ chức có quyền từ chối cung cấp và luật lại không đưa ra nguyên tắc từ chối thế nào. “Chính vì vậy, để thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin, dự luật nên quy định rõ loại thông tin hạn chế để cơ quan nhà nước hạn chế”, bà Hường góp ý.
 
Nhiều bài phát biểu... hết sức giống nhau
Tại phiên thảo luận sáng qua về Nội quy kỳ họp QH, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền nói: “Tôi tham dự các phiên họp của QH Mỹ, các bang của Mỹ thì ĐBQH nào đồng ý, không đồng ý, không biểu quyết đều được hiện lên trên bảng vi tính và thể hiện rõ quan điểm của mình trước nhân dân và chịu trách nhiệm về biểu quyết của mình”, và đề nghị cần có đổi mới, thay đổi với việc công khai danh tính ĐQBH khi biểu quyết.
Đồng tình quan điểm trên, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) đề nghị cần có 2 hình thức biểu quyết bỏ phiếu kín và biểu quyết công khai. Khi cử tri muốn biết một ĐB nào đó biểu quyết thế nào thì cơ quan thông tin QH phải cung cấp vì đây là quyền tiếp cận thông tin. “Đây là vấn đề rất quan trọng để người ta biết là vấn đề đó ĐB có chính kiến thế nào”, ĐB Lịch nói.
Đóng góp ý kiến cho quy chế, ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) cho rằng cần có quy định về việc ĐBQH khi phát biểu không trùng những ý kiến người khác. ĐB Sơn cho biết tại phiên họp toàn thể có một tình hình rất phổ biến đó là “ĐB nào phát biểu cũng rất hay, hoàn chỉnh... nhưng rất tiếc nhiều bài phát biểu hết sức giống nhau. Chủ tọa kỳ họp nhiều khi cũng đã nhắc nhở nhưng cuối cùng bài đã chuẩn bị sẵn cho nên vẫn phát biểu”.
Tr.S
 
“Đề án Quy hoạch báo chí đã gây chấn động”
Theo ĐB Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM), đã có nhiều quan điểm khác nhau về đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 (đề án Quy hoạch báo chí) được công bố ngay trước kỳ họp QH lần này. “TP.HCM có nhiều cơ quan báo chí nên việc thực hiện quy hoạch này đã gây ra chấn động trong hệ thống báo chí”, bà Thúy nói. Theo bà, giữa dự thảo luật Báo chí (sửa đổi) và quy hoạch báo chí còn nhiều điểm chưa thống nhất. Việc sắp xếp các cơ quan báo chí như thế nào cũng chưa được nêu ra trong dự luật. “Đáng ra quy hoạch phải đi sau luật nhưng quy hoạch có trước thì giờ quy hoạch theo luật hay luật theo quy hoạch phải xem xét, xác định rõ”, ĐB Thúy nêu vấn đề.
Dẫn báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, ĐB Thúy cho biết cả nước hiện có 845 cơ quan báo chí nhưng chỉ có khoảng 200 cơ quan tự chủ được về tài chính. Tuy nhiên, theo đề án Quy hoạch báo chí sẽ có nhiều cơ quan báo chí thuộc diện này ở các thành phố lớn có thể bị sáp nhập hoặc không còn tồn tại. “Cần xem xét lại việc trong khi các đơn vị báo chí sản xuất, kinh doanh, phát hành hiệu quả, có đóng góp cho ngân sách nhà nước thì bị đóng cửa, các cơ quan báo chí sống nhờ ngân sách lại được giữ lại”, ĐB Thúy nói.
Liên quan đến đề án này, ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng quy hoạch là phải nhằm đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của báo chí, ngược lại là trái với Hiến pháp 2013. ĐB Nghĩa đề nghị cần nghiên cứu lại vấn đề này “vì thấy quá nặng về kiểm soát báo chí”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.