Hàng ngàn người thích thú quan sát nguyệt thực toàn phần

04/04/2015 21:03 GMT+7

(TNO) 19 giờ tối 4.4, hàng ngàn người tập trung trước Sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

(TNO) 19 giờ tối 4.4, hàng ngàn người tập trung trước Sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần.

nguyet-thuc-toan-phan-Ha-NoiHiện tượng nguyệt thực trên bầu trời Hà Nội
Từ 16 giờ chiều, Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội đã tổ chức quan sát sự kiện này cho các thành viên và những người yêu thích thiên văn trước sân Mỹ Đình.
Các sinh viên và giảng viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội cũng mang theo các kính thiên văn, phục vụ những người yêu thích hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.
Theo Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội, lúc 16 giờ 1 (giờ Hà Nội), mặt trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối. Pha nguyệt thực một phần bắt đầu lúc 17 giờ 15, pha toàn phần bắt đầu lúc 18 giờ 57 và đạt cực đại lúc 19 giờ.
Tuy nhiên, đến 19 giờ, hàng ngàn người đang chờ đợi hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này đành thất vọng, vì trời Hà Nội quá nhiều mây, không thể thấy mặt trăng.
Đến 19 giờ 30 mặt trăng xuất hiện, bằng mắt thường mọi người có thể theo dõi hiện tượng mặt trăng dần dần đi ra khỏi vùng bóng tối.
Anh Trần Văn Long, Chủ tịch Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội cho biết lúc 21 giờ 59 phút tối nay, hiện tượng nguyệt thực kết thúc hoàn toàn.
nguyet-thuc-toan-phan-Ha-NoiHàng ngàn người tập trung trước sân Mỹ Đình xem nguyệt thựcnguyet-thuc-toan-phan-Ha-NoiNgười lớn, trẻ em đều chờ đợi quan sát được nguyệt thựcnguyet-thuc-toan-phan-Ha-NoiKính thiên văn của Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội
nguyet-thuc-toan-phan-Ha-Noi
nguyet-thuc-toan-phan-Ha-NoiTừ 18 giờ, quảng trường Mỹ Đình đã đông nghẹt ngườinguyet-thuc-toan-phan-Ha-Noi
nguyet-thuc-toan-phan-Ha-Noi
nguyet-thuc-toan-phan-Ha-NoiỐNg kính của Hội thiên văn nghiệp dư thành phố Hà Nội giúp người dân Thủ đô quan sát hiện tượng này
nguyet-thuc-toan-phan-Ha-Noi
nguyet-thuc-toan-phan-Ha-NoiTheo dõi vị trí của mặt trăng thông qua một phần mềm thiên văn
Anh Phan Thanh Hiền, trợ giảng, trợ lý nghiên cứu khoa vũ trụ và ứng dụng, Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội cho biết có những năm hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra nhiều lần, có những năm không xảy ra.
Theo anh Hiền, tối nay, 4.4, tại khắp Việt Nam, bất cứ nơi nào có đủ độ cao và nhìn được đường chân trời phía Đông đều có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần, nếu thời tiết tốt.
Trao đổi với Thanh Niên Online, anh Phan Thanh Hiền cho hay hiện tượng nguyệt thực hoàn toàn tự nhiên, nó không mang tính dự báo sẽ có những biến đổi thời tiết, khí hậu thời gian tới.
Khi mặt trăng di chuyển sâu hơn vào vùng bóng tối của trái đất, ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng. Đây còn được gọi là hiện tượng mặt trăng máu.
“Một số bạn trẻ cho rằng quan sát hiện tượng trăng máu có thể mang lại may mắn, những điều ước có thể thành hiện thực, điều đó không có cơ sở. Tuy nhiên, có ước mơ, hoài bão trong cuộc sống bao giờ cũng là điều tốt”, trợ lý nghiên cứu khoa vũ trụ và ứng dụng, Đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội bày tỏ.
Tại TP.HCM, Hội thiên văn nghiệp dư TP.HCM cũng tập trung quan sát hiện tượng này tại Q.7.
Tại Đà Nẵng, các bạn trẻ yêu thích thiên văn cũng đang có mặt tại công viên Biển Đông để theo dõi nguyệt thực toàn phần.
nguyet-thuc-toan-phan-Ha-Noi19 giờ, bầu trời Hà Nội vẫn chưa thể thấy mặt trăngnguyet-thuc-toan-phan-Ha-NoiTuy nhiên đến 19 giờ 30, người ta đã có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực tại các vị trí đủ độ cao, nhìn sang đường chân trời phía Đông

Nguyệt thực toàn phần vừa diễn ra được xem là nguyệt thực ngắn nhất thế kỷ với thời gian diễn ra chỉ vỏn vẹn 4 phút 43 giây. Nơi quan sát hiện tượng này lí tưởng nhất là phía Tây dòng Mississippi. Tuy vậy, mặt trời mọc sẽ ảnh hưởng đến việc quan sát ở khu vực biển Đông.

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi lần lượt mặt trời, trái đất và mặt trăng cùng nằm trên 1 đường thẳng trong không gian.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.