Hỗ trợ ngư dân Sầm Sơn chuyển đổi nghề

02/03/2016 18:17 GMT+7

Ngày 2.3, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo, công bố cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân Sầm Sơn bị ảnh hưởng của dự án “Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn”.

Ngày 2.3, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức họp báo, công bố cơ chế chính sách hỗ trợ ngư dân Sầm Sơn bị ảnh hưởng của dự án “Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn”.

Ngư dân khai thác hải sản bằng bè mảng và thuyền thúng ở Sầm Sơn sẽ được hỗ trợ mua tàu mới - Ảnh: Ngọc MinhNgư dân khai thác hải sản bằng bè mảng và thuyền thúng ở Sầm Sơn sẽ được hỗ trợ mua tàu mới - Ảnh: Ngọc Minh

Trong những ngày qua, hàng trăm người ở thị xã Sầm Sơn đã tập trung, vây kín cổng Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa để phản đối về việc chính quyền địa phương quy hoạch lại khu bến neo đậu của các bè mảng, thuyền thúng đánh bắt hải sản của bà con ngư dân.

Nguyên nhân của vụ việc là do từ cuối năm 2015, thực hiện chủ trương đầu tư, cải tạo đường Hồ Xuân Hương và bãi biển Sầm Sơn theo hướng hiện đại hơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương xóa bỏ các bãi neo đậu bè mảng, thuyền thúng tại khu vực các bãi tắm A, B, C, D ở thị xã Sầm Sơn.

Bà con ngư dân sẽ được chính quyền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, đóng tàu lớn hơn khai thác giữa khơi và lộng, sẽ neo đậu tàu bè tại cảng cá Lạch Hới; các hộ vẫn khai thác bằng nghề bè mảng, thuyền thúng sẽ được quy hoạch nơi neo đậu bè mảng tại khu vực bãi biển xã Quảng Hùng (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa).

Tuy nhiên, nhiều ngư dân không đồng ý với chủ trương trên vì nghề khai thác hải sản bằng bè mảng, thuyền thúng là nghề lâu đời. Hiện 705 bè mảng, thuyền thúng ở đây góp phần giải quyết công ăn việc làm cho gần 4.000 lao động, nhất là những lao động nghèo không có điều kiện mua sắm tàu công suất lớn. Trong khi đó, quy hoạch bãi neo đậu bè mảng, thuyền thúng mới lại quá xa (gần 10 km), gây khó khăn cho việc đi lại, làm nghề của bà con.

Tại buổi họp báo chiều 2.3, ông Ngô Văn Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết, ngày 1.3, UBND tỉnh đã có quyết định ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân xã Quảng Cư, các phường Trung Sơn và Bắc Sơn (thị xã Sầm Sơn) bị ảnh hưởng của dự án Không gian du lịch ven biển phía đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn.

Theo đó, hộ gia đình có tàu, thuyền khai thác hải sản có công suất máy chính dưới 20 CV được hỗ trợ 70 triệu đồng/ bè và 50 triệu đồng/mủng. Hộ gia đình có tàu, thuyền khai thác hải sản công suất máy chính dưới 20 CV được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 6 tháng, mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo tẻ/tháng.

Gia đình có tàu, thuyền khai thác hải sản công suất máy chính dưới 20 CV được hỗ trợ tìm nghề mới là 12 triệu đồng/bè và 8 triệu đồng/mủng…

Ngư dân sẽ được hỗ trợ mức 50 triệu đồng/thuyền chuyển đổi nghề - Ảnh: Ngọc Minh

Chủ phương tiện đang hành nghề khai thác trên địa bàn xã Quảng Cư, các phường Trung Sơn và Bắc Sơn (thị xã Sầm Sơn) bị ảnh hưởng của dự án, đóng mới, mua mới tàu cá khai thác hải sản có công suất từ 30 CV đến dưới 400 CV được hỗ trợ một lần sau đầu tư là 30% giá trị đóng mới tàu; hỗ trợ lãi suất với mức 7%/năm trên tổng vốn vay trong thời hạn 5 năm.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, thông tin UBND tỉnh Thanh Hóa giao bãi biển cho Tập đoàn FLC là không chính xác, bởi đây là dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư 315 tỉ đồng nhưng thời gian qua chưa thể thực hiện được vì chưa cân đối được ngân sách.

“FLC là nhà đầu tư, họ bỏ tiền thực hiện quy hoạch và chỉ được khai thác 15 SeaClup, 24 điểm tắm tráng trong thời hạn 29 năm. Còn toàn bộ bãi biển và các khu chức năng như vườn hoa, công viên, quảng trường, bãi tắm… vẫn do Nhà nước mà cụ thể là UBND thị xã Sầm Sơn quản lý”, ông Tuấn nói.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.