Người bán dâm 'tố' khách bạo hành

16/12/2015 05:29 GMT+7

Thường xuyên phải đối mặt với nạn trấn lột, cưỡng bức, dọa đánh, dọa giết, quỵt tiền... nhưng những cô gái mại dâm đều cam chịu, âm thầm chịu đựng và không ai bảo vệ họ.

Thường xuyên phải đối mặt với nạn trấn lột, cưỡng bức, dọa đánh, dọa giết, quỵt tiền... nhưng những cô gái mại dâm đều cam chịu, âm thầm chịu đựng và không ai bảo vệ họ.

Chị Nguyễn Thị Thủy (hàng trên, thứ 2 từ phải qua) kể chuyện bị khách làng chơi hành hạ - Ảnh: T.HằngChị Nguyễn Thị Thủy (hàng trên, thứ 2 từ phải qua) kể chuyện bị khách làng chơi hành hạ - Ảnh: T.Hằng
Câu chuyện của những cô gái mại dâm bị bạo lực tình dục khiến những người có mặt tại hội thảo “Bạo lực đối với phụ nữ bán dâm - Thực trạng và giải pháp”, do Bộ LĐ-TB-XH và Tổ chức Plant tại VN tổ chức hôm qua (15.12) ở Hà Nội, đều rơi nước mắt. Cũng là phụ nữ, nhưng số phận không cho họ có một cuộc sống hạnh phúc, bình yên.
Vừa khổ vừa nhục
Chị Hương, quê ở Hà Nội, chia sẻ: “Nhiều người cứ nghĩ chúng tôi làm công việc nhàn hạ, làm nghề này đều là những người lười lao động. Nhưng thực tế, vừa khổ vừa nhục, cực chẳng đã chúng tôi mới phải bước chân vào nghề này”. Theo lời chị Hương, năm 16 tuổi chị bị “chị kết nghĩa” lừa bán cho chủ chứa ở Q.Cầu Giấy (Hà Nội), ngay lần đầu đi khách đã dính bệnh lậu và được cho về nhà chữa bệnh. “Gia đình không thông cảm, mắng chửi thậm tệ, tôi tủi thân nên tiếp tục bỏ đi làm. Một thời gian sau về nhà, tôi lại bị chính bố trong một đêm đạp cửa xông vào phòng xâm hại. Tôi bỏ nhà đi đến nay gần 20 năm, gần như sống ngoài xã hội nhiều”, chị Hương nghẹn ngào.
Theo lời những chị em bán dâm, hầu hết những người làm “nghề” này đều trải qua tất cả các hình thức bạo lực: Bị chửi bới như cơm bữa, đánh đập, quỵt tiền… Chị Nguyễn Thị Thủy (Hà Nội) nhớ lại: “Có những buổi tối đi làm, tôi bị bạo lực 2 lần. Đầu tiên là một vị khách, sau khi trả tiền dẫn tôi đến một bãi tha ma ở ngoại thành. Ở đó, 5 người đàn ông thay nhau cưỡng bức rồi bỏ mặc tôi lại. Tôi đau đớn bò được ra quốc lộ, vẫy mãi cũng có một chiếc xe tải dừng lại. Tưởng gặp được người tốt, ai dè chạy được 10 phút lái xe ép tôi quan hệ, nếu không anh ta quẳng tôi xuống đường…”.
Người bán dâm cũng là con người và họ phải được bảo vệ. Vì vậy, cần có cơ chế để người bán dâm phản ánh bạo lực, chẳng hạn như lập đường dây nóng để chị em gọi đến
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu và phát triển
Ám ảnh khủng khiếp nhất đối với những người bán dâm là bị khách hàng “tra tấn” cưỡng bức tập thể, dọa giết. “Có lần khách hàng mua vé massage, sau đó rủ tôi đi khách bên Gia Lâm. Trong nhà nghỉ đã có 8 người đàn ông chờ sẵn. Tôi lao ra ngoài cửa chạy trốn thì gặp ngay một gã đàn ông tay cầm dao lam đứng chắn. Hắn ta dọa nếu tôi bỏ chạy sẽ giết chết. Tôi đành nằm trên giường để họ muốn làm gì thì làm. Người cuối cùng cho tôi 5 tờ 20.000 đồng. Mỗi lần đi khách, chúng tôi chỉ biết hy vọng, cầu mong sự may mắn không bị đối xử tệ bạc”, chị Thủy chua xót.
Từ kết quả khảo sát, bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu và phát triển, chia sẻ: “Bị sỉ nhục, mắng chửi là chuyện thường ngày đối với chị em. Ngoài ra, những người bán dâm còn bị đuổi đánh, gây chấn thương, tổn thương cơ thể. Đặc biệt, họ còn bị những hình thức bạo lực tồi tệ như: cưỡng ép quan hệ tình dục nhiều tư thế, hình thức, cưỡng hiếp tập thể, cưỡng ép tiếp khách kiểu ngoại giao…”.
Lập đường dây nóng
“Người bán dâm cũng là con người và họ phải được bảo vệ. Vì vậy, cần có cơ chế để người bán dâm phản ánh bạo lực, chẳng hạn như lập đường dây nóng để chị em gọi đến. Bên cạnh đó, cần thiết thành lập diễn đàn chính sách để bảo vệ quyền không bị xâm hại thân thể của phụ nữ bán dâm và có các dịch vụ xã hội, dịch vụ tiếp cận các cơ sở bạo lực giới”, bà Vân Anh kiến nghị.
Ông Đào Văn Huân, Đội phó Đội 2 - Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (Công an Hà Nội), thừa nhận tình hình mại dâm tại Hà Nội thời gian gần đây diễn ra hết sức phức tạp, gây bức xúc trong dư luận. Nhiều chị em bán dâm bị bạo hành không trình báo cơ quan chức năng do sợ lộ diện. Ông Huân bày tỏ: “Chị em cũng cần có những nhận thức, hiểu biết nhất định, trong trường hợp bị bạo hành không muốn công bố danh tính có thể điện thoại hoặc viết đơn tố cáo đến cơ quan công an. Nếu bị cưỡng bức tập thể, những người mua dâm có thể bị truy tố tội hiếp dâm theo bộ luật Hình sự. Còn nếu bị lừa bán sang Trung Quốc, khi về nước cũng có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan điều tra, bắt những kẻ buôn bán phụ nữ”. Theo ông Huân, việc lập đường dây nóng hỗ trợ những người bán dâm là cần thiết, không chỉ cung cấp các dịch vụ mà còn tư vấn pháp lý khi họ bị bạo hành.
Bà Lê Thị Hà, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH), thông tin Bộ đang trình Chính phủ chương trình phòng chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020, trong đó nhấn mạnh bạo lực giới đối với phụ nữ bán dâm. “Những ý kiến tại hội thảo sẽ là cơ sở để các bộ, ngành liên quan có chính sách, giải pháp phù hợp trong thời gian tới”, bà Hà nói.
Kết quả nghiên cứu bạo lực đối với phụ nữ bán dâm tại Hà Nội của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội công bố cho thấy, có khoảng 3.000 phụ nữ bán dâm đang hoạt động tại Hà Nội, chủ yếu bán dâm trong cơ sở kinh doanh dịch vụ trá hình, bán dâm trên đường phố và gái gọi. Đa số lựa chọn bán dâm tự nguyện do gánh nặng kinh tế gia đình, nợ nần, là nạn nhân của buôn bán người, nạn nhân của bạo hành gia đình, lạm dụng tình dục...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.