Người phác họa chân dung nghi can giết dã man hai vợ chồng trong biệt thự

Đó là họa sĩ một họa sĩ ở Đồng Nai. Họa sĩ này đã hành nghề vẽ chân dung mưu sinh 40 năm nay.

Đó là họa sĩ một họa sĩ ở Đồng Nai. Họa sĩ này đã hành nghề vẽ chân dung mưu sinh 40 năm nay.

“Ngòi bút” giúp phá án
Ông thường xuyên phác thảo chân dung tội phạm để phục vụ cho công tác điều tra.
Một điều tra viên cho biết, nhiều nghi can khi gây ra vụ án ít để lại dấu vết tại hiện trường nên công an gặp khó khăn trong quá trình phá án. Lúc này, những họa sĩ sẽ được mời để khắc họa lại hình ảnh nghi can từ lời kể của các nhân chứng (vóc dáng, tóc, đặc điểm nhận dạng...) hoặc từ các video từ camera an ninh. Sau khi phác họa lại chân dung nghi can, họa sĩ sẽ chuyển cho phía công an để giúp các điều tra viên có manh mối truy tìm hung thủ.
Ảnh nghi can do camera an ninh quay được 
Ảnh nghi can do ông họa sĩ phác họa - Ảnh do công an cung cấp

"Thực ra không phải vụ án nào hoạ sĩ cũng phác họa đúng tất cả. Công an đã từng thuê vài hoạ sĩ vẽ chân dung theo cách nói trên nhưng không phải nghi can nào (sau khi bị bắt) cũng giống hình ảnh do họa sĩ cung cấp", một điều tra viên nói.
Trong vụ án giết hại dã man hai vợ chồng trong căn biệt thự ở Tiền Giang, họa sĩ phác họa chân dung nghi can sau khi xem lại các video được trích xuất từ camera an ninh đặt trong biệt thự.

Bà Lois Gibson hiện đang giữ kỷ lục Guiness về nghệ sĩ vẽ phác họa pháp y. Những bức vẽ của bà đã giúp cảnh sát giải quyết hơn 1.200 trường hợp tính đến nay - Ảnh: ABC News/Lois Gibson


Những gương mặt của quỷ
“Những gương mặt của quỷ” (Faces of evil) là quyển sách xuất bản vào năm 2006, có thể dễ dàng tìm thấy trên các trang web bán hàng trực tuyến. Quyển sách này là tác phẩm nổi tiếng của bà Lois Gibson, 65 tuổi, người được xem là nghệ sĩ phác họa pháp y thành công bậc nhất thế giới hiện nay.
Danh xưng này đến từ kỷ lục Guiness của Lois Gibson vào năm 2012, với thành tích giúp cảnh sát giải quyết 1.266 trường hợp tội phạm dựa vào những bức phác họa chân dung nghi phạm, theo ABC News.
Là một trong số vài chục nghệ sĩ chuyên nghiệp theo đuổi nghề này trên toàn nước Mỹ, bà Gibson mang quá khứ đau thương khi chính bản thân bà, ở tuổi 25 đã bị cưỡng hiếp.
25 phút kinh hoàng ấy đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Gibson, người nói rằng vào năm 21 tuổi bà còn đang là một người mẫu và vũ công, sống một cuộc sống bình thường như mọi người tại Los Angeles.
Tại Mỹ và một số nước phát triển, họa sĩ pháp y là một ngành đào tạo chuyên nghiệp. Người được đào tạo đòi hỏi phải có một số kỹ năng nhất định như hình họa, giao tiếp. Trong đó, “giao tiếp” đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có thể tạo ra sự khác biệt giữa những họa sĩ.
Aaron Williams, hiện đang là họa sĩ phác họa pháp y cho Sở Cảnh sát Tempe, bang Arizona (Mỹ), cho rằng khả năng đối mặt với áp lực là điều tất yếu. Vì trong quá trình làm việc, họa sĩ pháp y phải quan sát, lắng nghe từng mô tả của nhân chứng.
Những mô tả này thường là những mảnh ghép riêng biệt, mơ hồ và không phải lúc nào nhân chứng cũng ở vào trạng thái tốt nhất để mô tả chính xác nhất những gì họ thấy. Một bản vẽ vì thế phải thay đổi nhiều lần, và cách họa sĩ “giao tiếp” với nhân chứng đóng vai trò quan trọng.
Cũng như bà Gibson, ông Williams đánh giá cao những chi tiết thường được chú ý nhiều nhất. Như một vụ hồi tháng 3.2015, bản vẽ của ông Williams đã giúp cảnh sát bắt được nghi phạm một vụ cưỡng hiếp tại Arizona Mills. Người phụ nữ bị cưỡng hiếp chỉ nhớ được hai ấn đặc điểm của hung thủ là mái tóc và cặp môi. Từ đó, ông Williams đã tái hiện gần như chính xác khuôn mặt của Vincent Thompson, người sau đó bị bắt giữ.

Từ mô tả của nạn nhân, bản vẽ của ông Aaron Williams đã giúp cảnh sát bắt được nghi phạm Thompson. Ông chủ yếu đánh vào mái tóc và đôi môi của nghi phạm, vốn là hai thứ nạn nhân ấn tượng nhất - Ảnh: Sở cảnh sát Tempe

 

Đưa người chết trở về cuộc sống
Là một trong những khâu cực kỳ quan trọng trong việc xác định nghi phạm, nghề phác họa chân dung nghi phạm đòi hỏi không chỉ kỹ năng vẽ, mà còn là một tinh thần thép... Trong công tác phá án, điều tra, có một bộ phận ít được nhiều người biết tới: Bộ phận pháp y. Họ là những người chuyên phân tích, khám nghiệm, xác định chính xác từng chi tiết về nạn nhân hay thủ phạm trong một vụ án và hiện trường.
Và bên cạnh đó, một nhánh của bộ phận pháp y lại là những người đóng vai trò quan trọng hơn trong khâu tìm thủ phạm. Họ đưa ra những hành ảnh ban đầu về nghi phạm nếu nghi phạm trốn thoát khỏi hiện trường. Họ sẽ tham gia vào quá trình phỏng vấn nhân chứng, họ lắng nghe từng mô tả của từng người, nhiều người, rồi tổng hợp lại để đưa ra hình ảnh sau cùng về nghi phạm, vốn sẽ đóng vai trò then chốt trong các lệnh truy nã sau này. Đó là những người làm nghề phác họa chân dung nghi phạm, hay còn gọi là nghệ sĩ phác họa pháp y.
Ngành họa sĩ pháp y đã có nhiều thay đổi theo sự phát triển của công nghệ. Cụ thể, máy in 3D là một trợ thủ đắc lực để giờ đây, không chỉ là hình vẽ, cảnh sát thậm chí có thể “dựng” một gương mặt của nạn nhân hoặc phạm nhân để phục vụ mục đích điều tra, đặc biệt những vụ án bí ẩn đã trôi qua rất nhiều năm.

Ngày 25.10 qua, hãng tin AP đăng tải câu chuyện về một lớp học đặc biệt của nghệ sĩ pháp y Joe Mullins. Ông đã cho các học viên tạc lạc những mô hình xương sọ, tái hiện gương mặt tương tự cấu trúc của hộp sọ.

Có điều, các học viên của ông không hề biết rằng những sản phẩm đầu người họ hoàn tất thực tế đã từng là chồng, cha, mẹ, anh em của một số người khác.

Cơ quan chức năng thường không cho phép ông Mullins lấy hộp sọ về nhà, nên ông đã vẽ lại hộp sọ trên nền tảng 3D. Sau đó, ông sử dụng máy in 3D, tức tạo ra một hộp sọ “thật” làm bằng nhựa thay vì hình vẽ trên giấy. Những hộp sọ này mô phỏng chính xác hộp sọ của những nạn nhân hoặc nghi phạm đã chết và phân hủy từ lâu.

Bằng cách “đắp da thịt” cho các hộp sọ ấy, danh tính của những cái chết bí ấn, những thi thể không người nhận đã có manh mối đầu tiên.


Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.