'Người rừng' ở đợ… chăn dê

13/02/2016 15:00 GMT+7

Năm Thân đến, tiễn anh Mùi đi. Khỉ thay thế Dê cầm tinh năm 2016. Thế nhưng, ở vùng "nắng như rang, gió như phang" Ninh Thuận, những đàn dê sau dãy núi Hòn Bà bao đời vẫn ở đó cùng con người.

Năm Thân đến, tiễn anh Mùi đi. Khỉ thay thế Dê cầm tinh năm 2016. Thế nhưng, ở vùng "nắng như rang, gió như phang" Ninh Thuận, những đàn dê sau dãy núi Hòn Bà bao đời vẫn ở đó cùng con người.

Anh Báo Thành Trinh đang lùa dê lên núi.Anh Báo Thành Trinh đang lùa dê lên núi.
Đó là trang trại nuôi dê rộng mấy ngàn mcủa ông Phú Văn Tâm (xã Phước Nam, H. Thuận Nam, Ninh Thuận). Trang trại to vậy, nhưng chỉ lẻ loi hai túp lều của gia đình ở đợ chăn dê.
“Ở đây không có điện, xung quanh toàn núi đá. Ở riết với dê…chúng tôi sắp biến thành người rừng rồi.” – anh Phú Văn Trụ, một người chăn dê vui vẻ kể.
Lọt thỏm giữa đàn dê ngàn con
Vùng núi Hòn Bà (Ninh Thuận) từ lâu nổi tiếng là thủ phủ của những trang trại nuôi dê. Những trang trại này nằm ngay dưới chân núi đá để tiện cho việc chăn thả, và tìm kiếm thức ăn cho dê. Đường mòn dẫn vào trang trại dài mấy chục km nhỏ chỉ vừa cho một chiếc xe, đường lại toàn cát. Chỉ cần lạc tay lái là lập tức có thể nằm ngay lên một đám xương rồng gai mà những người nuôi dê ở đây trồng để giăng bẫy những kẻ trộm dê.
Anh Phú văn Trụ kiểm tra số lượng dê sau một ngày chăn thả.Anh Phú văn Trụ kiểm tra số lượng dê sau một ngày chăn thả.
Chúng tôi tìm được đến trang trại nuôi dê của ông Tâm, nơi có gần một ngàn con dê. Ông Tâm giao trắng cho hai gia đình anh Phú Văn Trụ và gia đình anh Báo Thành Trinh quán xuyến mọi việc, từ lo liệu thức ăn, nước uống, chăn thả, sinh sản của dê...  với thù lao 18 triệu đồng/năm mỗi nhà.
Lọt thỏm giữa núi đá hai ngôi nhà của người chăn dê tuềnh toàng. Gọi là nhà nhưng thực chất là những túp lều được chủ trang trại xây dựng sẵn đặt sát bên chuồng dê. Thỏa thuận công việc và thù lao xong, những gia đình chăn dê chuyển tới ở trang trại. Họ chỉ mang theo chiếu, mền, vài cái nồi và bắt tay vào công việc năm này qua năm khác.
“Gia đình tôi đi ở chăm dê tới đây đã được ngót 14 năm. Ít ruộng làm không đủ ăn nên xin đi ở đợ chăn dê. Cả nhà 5 người, trông vào tiền công chăm sóc mấy trăm con dê là chính.” – Anh Trụ chia sẻ.

Gia đình tôi đi ở chăm dê tới đây đã được ngót 14 năm. Ít ruộng làm không đủ ăn nên xin đi ở đợ chăn dê. Cả nhà 5 người, trông vào tiền công chăm sóc mấy trăm con dê là chính.

Anh Trụ chia sẻ

Một năm dê đẻ hai lần tầm tháng 5 và tháng chạp. Chúng đẻ rộ trong vòng hai tới ba tuần. Dê mẹ đẻ xong, không biết tự tìm con nên việc chăm sóc dê thời kỳ này là vất vả nhất.
Để đảm bảo vệ sinh và tiện cho việc thu dọn phân dê, chuồng dê được làm sàn cao hơn so với mặt đất khoảng hơn một mét. Chính vì thế sau khi đẻ dê con dễ bị kẹt chân. Bởi vậy, suốt thời gian này trang trại hầu như thức trắng. Họ thức để kịp thời đưa những con dê non tách mẹ xuống đất, tránh chân của chúng bị lọt khe, kẹt chân trong những kẽ sàn.
Trong suốt tháng dê đẻ người chăn dê phải túc trực ngày đêm, không được rời nửa bước.
Sáng sớm, vợ chồng anh Trụ nấu cơm cho vào hộp để chuẩn bị cho một ngày chăn thả trên núi. Trong lúc vợ loay hoay trong bếp, anh Trụ lúi húi nâng mấy con dê non mới sinh được đặt trong một chuồng riêng để dọn phân đổ vào bao.
“Mình chịu khó lấy lá cho dê ăn no, nó thải phân mình bán cho người ta bón cây, thế là có thêm thu nhập.” – Anh Trụ chia sẻ.
Mặt trời ló dạng đàn dê lớn được lùa lên núi đá. Hai người phụ nữ đen nhẻm, gầy guộc lật đật xách theo túi cơm chạy theo sau. Lúc này, hai người đàn ông vượt gần 3km đường đồi tìm lá cây làm thức ăn cho dê non.
Anh Báo Thành Trinh cho biết: “Năm nay hạn hán, mấy tháng trời không có một trận mưa, lá cây phần thì già, phần thì rụng".
Chúng tôi phải leo qua ngọn núi bên kia để tìm lá. Theo chân anh Trinh lên tới lưng chừng một quả đồi, ở đây có nhiều lá cây non làm thức ăn cho dê. Hai người phụ nữ lùa dê lên núi cũng đang ở đây. Họ tranh thủ hái mãng cầu mọc hoang. Họ bảo: “Chúng tôi hái rồi bán cho mấy người đi chợ, giá cũng được 2 ngàn/1kg. Kiếm thêm được chút tiền cho con đi học”.
Len lỏi qua đường mòn dẫn xuống núi với một bó lá to được cột chặt đội trên đầu. Người ướt đẫm mồ hôi, anh Trinh bảo: “Công việc còn nhiều tranh thủ đi gánh nước cho dê uống kẻo tối không thấy đường”.
Nói đoạn anh vội vàng lấy đôi thùng đi một mạch gần 1km ra chỗ suối cạn. “Đây là nguồn nước duy nhất của cả dê và người ở trang trại. Mọi sinh hoạt, tắm giặt của chúng tôi đều trông vào nguồn nước ở suối này. Mỗi ngày tôi phải gánh cả mấy chục gánh nước mới đủ nước uống cho dê.” – Anh Trinh chia sẻ.
Em Phú Văn Khương (10 tuổi) theo cha mẹ đi ở chăn dê.Anh Báo Thành Trinh đi gần 1km đường đồi gánh nước về cho dê uống trong những ngày nắng gắt.
“Thèm”… gặp người làng
Mới 18 giờ mà cả trang trại nuôi dê đã chìm vào bóng tối. Chỉ có hai bóng đèn nhỏ từ hai căn nhà là điểm nhấn của cả vùng núi âm u.

Nếu có điện tôi sẽ mua một cái ti vi để xem thời sự biết được đất nước mình phát triển thế nào. Ngoài ra hàng ngày còn có thể xem dự báo thời tiết, biết được khi nào trời mưa để hứng nước uống cho dê. Nhiều hôm vừa gánh xong gần trăm gánh nước mệt muốn đứt hơi thì trời mưa. Nhìn mưa mà mình tiếc hùi hụi.

Anh Trụ

“Bóng đèn này tôi mắc từ ác quy cho mấy đứa trẻ thỉnh thoảng vào trại chơi học bài” – Anh Trụ tâm tư rồi hạ bóng đèn xuống thấp gần sát trang giấy cho đứa con út đang cầm cây viết tập tô, anh nói thêm.
“Nhà tôi cách trường học gần 30km, thời gian đưa đón không có. Bắt con nghỉ học thì không đành nên tôi gửi hai đứa lớn về làng cho bà nội nuôi, còn đứa út ở đây phụ việc lặt vặt. Sang năm đủ tuổi cũng cho về làng học với người ta. Nghèo thì nghèo chớ mình cũng phải lo cho con ăn học. Không có cái chữ khổ lắm.” – Anh Trụ chia sẻ.
Do bị khuất ngang dãy núi Hòn Bà nên ở đây tới bây giờ vẫn chưa kéo được đường điện.
“Nếu có điện tôi sẽ mua một cái ti vi để xem thời sự biết được đất nước mình phát triển thế nào. Ngoài ra hàng ngày còn có thể xem dự báo thời tiết, biết được khi nào trời mưa để hứng nước uống cho dê. Nhiều hôm vừa gánh xong gần trăm gánh nước mệt muốn đứt hơi thì trời mưa. Nhìn mưa mà mình tiếc hùi hụi. Tôi còn nghe nói bây giờ người ta sáng tạo ra cả cái ti vi to tướng nhìn người to như thật” – anh Trụ thật thà kể.
Anh Báo Thành Trinh đi gần 1km đường đồi gánh nước về cho dê uống trong những ngày nắng gắt.Em Phú Văn Khương (10 tuổi) theo cha mẹ đi ở chăn dê.
Cuộc sống của những người nuôi dê không ở mãi một nơi. Vì tính chất du mục nên những gia đình làm thuê ở đây ít có hàng xóm. Nhưng là con người, thì nhu cầu quan hệ xã hội ai cũng có. Thật chẳng dễ chịu gì khi hết ngày này đến ngày khác, người ta chỉ quanh đi quẩn lại với bầy dê. Sự cô đơn kéo dài khiến họ thèm khát được nhìn thấy người. Họ ao ước gặp được người làng để trò chuyện, hỏi han.
“Chúng tôi lúc nào cũng nuôi vài con gà đợi để đãi khách. Gặp được người làng thì vui, hỏi đủ chuyện. Nhưng chiều tới, họ chào về là vợ chồng lại bịn rịn, nôn nao, tiếc nuối. Chúng tôi cũng muốn về làng…” – Anh Trụ tâm sự.
Hướng mắt về phía làng anh Trụ bảo: “Thấy người ta quấn quýt với người thân, có hàng xóm láng giềng mình cũng muốn về lắm. Nhưng về thì sống bằng gì?”.
Cái nghèo, cái đói buộc người ta phải xa làng, xa quê để mưu sinh. Để lấy ngắn nuôi dài. Ai cũng thích gặp gỡ bạn bè nhưng đối với những người chăn dê bận rộn đó là điều xa xỉ. Ngày nào họ cũng chỉ kịp ăn uống đại khái, qua loa rồi lại quay cuồng với đàn dê. Với những người chăn dê du mục, dê no thì họ được no. Dê đói hoặc lạc đàn là họ đói.
Bầy dê ở quanh cuộc đời họ, năm này tháng khác!
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.