Nhà máy di dời, gần 100 công nhân mất việc

23/10/2015 08:59 GMT+7

Trong 2 ngày 21- 22.10, gần 100 công nhân Công ty CP Dệt mùa đông đã tập trung tại trụ sở 47 Nguyễn Tuân (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) yêu cầu lãnh đạo công ty chi trả mọi quyền lợi khi nhà máy di dời ra ngoại thành.

Trong 2 ngày 21- 22.10, gần 100 công nhân Công ty CP Dệt mùa đông đã tập trung tại trụ sở 47 Nguyễn Tuân (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) yêu cầu lãnh đạo công ty chi trả mọi quyền lợi khi nhà máy di dời ra ngoại thành.

Gần 100 công nhân Công ty Dệt mùa đông tập trung trước cổng công ty đòi quyền lợi - Ảnh: Thu HằngGần 100 công nhân Công ty Dệt mùa đông tập trung trước cổng công ty đòi quyền lợi - Ảnh: Thu Hằng
Trong đơn khiếu nại tập thể gửi Báo Thanh Niên, các công nhân cho biết, Công ty Dệt mùa đông nằm trong số các cơ sở phải thực hiện di dời toàn bộ nhà máy về KCN Thạch Thất (H.Quốc Oai), cách nhà máy hiện tại 20 km. Theo các công nhân, việc di dời nhà máy làm thay đổi lớn sinh hoạt hàng ngày của công nhân, nhưng công ty lại thông báo đột ngột trong thời gian ngắn, gây khó khăn cho người lao động.
Trong tháng 7.2015, công nhân đã yêu cầu lãnh đạo công ty phải thông báo rõ thời gian di dời cũng như chế độ chi trả đối với công nhân theo Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg ngày 22.12.2010 của Thủ tướng. Ngày 22.9 vừa qua, công ty ra Thông báo triển khai Quyết định 86 trên của Thủ tướng, nhưng đến nay, lãnh đạo công ty lại trả lời công nhân không được hỗ trợ.
Chị Văn Ngọc Bé có thâm niên công tác hơn 20 năm tại công ty nói: “Chúng tôi ủng hộ chủ trương di dời nhà máy. Tuy nhiên, 96% công nhân ở đây đều là nữ, tuổi đời trên dưới 40, công ty áp đặt thời gian di dời đã đẩy các công nhân vào tính thế khó khăn, tìm việc mới không kịp. Nếu ở lại với đồng lương hiện tại từ 1,2 triệu đến dưới 2 triệu đồng/tháng thì không đảm bảo được cuộc sống tối thiểu”.
Đáng nói là có hơn 60 lao động làm việc tại công ty trên 10 năm nhưng mới chỉ được đóng BHXH có vài năm. Chị Cấn Thu Hương, công nhân phân xưởng Dệt chia sẻ: “Tôi vào đây công tác 13 năm, gần 10 năm sau mới được đóng BHXH. Giờ nếu nghỉ việc, chúng tôi thiệt thòi vô cùng, có nhận bảo hiểm thất nghiệp cũng không được bao nhiêu”.
Qua làm việc với lãnh đạo Công ty, bà Hoàng Thị Thu Hồng, Phó chủ tịch công đoàn ngành Dệt may TP.Hà Nội cho biết: “Trong thực hiện chính sách pháp luật tại công ty, có một số trường hợp sai sót về chế độ BHXH. Chúng tôi đã kiến nghị công ty cân nhắc nguồn tài chính để hỗ trợ người lao động nửa tháng lương. Với những công nhân thời gian công tác không khớp với thời gian đóng BHXH, công ty cần hỗ trợ phụ cấp khi họ chấm dứt hợp đồng”.
Làm việc với báo chí ngày 22.10, bà Trần Thị Kim Phượng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt mùa đông lý giải: Vì công ty đã CPH 100% từ năm 2006, không thuộc nhóm được hỗ trợ theo quyết định 86 (chỉ doanh nghiệp có vốn Nhà nước hoặc doanh nghiệp bị thu hồi đất vì mục tiêu an ninh quốc phòng mới được hỗ trợ) nên trong cuộc họp với người lao động, Ban lãnh đạo công ty và công nhân đã thống nhất lập tổ công tác “xin” TP cơ chế đặc thù để được hưởng hỗ trợ theo QĐ 86.
Bà Phượng cũng lý giải việc không đóng BHXH cho nhiều người lao động là lỗi của bộ máy lãnh đạo tiền nhiệm, còn lương thấp là do công ty thực hiện trả lương theo khoán sản phẩm. “Những công nhân đóng BHXH muộn sẽ được bù đắp mỗi năm công tác nửa tháng lương. Những người tiếp tục theo công ty sẽ được hỗ trợ xe đưa đón, miễn phí đào tạo… Công ty cũng sẽ xây dựng thang bảng lương mới”, bà Phượng thông báo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.