Châu Á - Thái Bình Dương đua sắm máy bay tuần tra biển

25/07/2015 15:22 GMT+7

(TNO) Ngoài chiến đấu cơ và tàu chiến, máy bay tuần tra biển đang đứng đầu danh sách mua sắm quốc phòng của nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo khỏi sự lăm le của những nước khác, đặc biệt là từ Trung Quốc.

(TNO) Ngoài chiến đấu cơ và tàu chiến, máy bay tuần tra biển đang nằm đầu bảng danh sách mua sắm quốc phòng của nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo khỏi sự lăm le của những nước khác, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Máy bay do thám P-3 của Mỹ - Ảnh: Hải quân MỹMáy bay do thám P-3 Orion của Mỹ - Ảnh: Hải quân Mỹ
Không ở đâu trong khu vực châu Á lại nóng bỏng như Biển Đông, nơi Trung Quốc cho xây dựng phi pháp ít nhất 7 đảo nhân tạo đã gần xong mà nhiều nước không hề hay biết. Chính sự bất ngờ này buộc các nước nghĩ đến máy bay do thám có thể giúp họ tránh được những ‘sự ngạc nhiên’ mà các nước khác sẽ mang đến như Trung Quốc.
Wall Street Journal hôm 24.7 cho biết, ngân sách dành cho máy bay do thám tuần tra biển ở vùng châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu tăng lên khi chính phủ các nước cảm thấy một khoảng trống an ninh đang đe dọa lãnh hải và nhất là ở những khu vực đang tranh chấp, nếu thiếu hệ thống tình báo, giám sát và thăm dò (ISR).
“Đầu tư hệ thống ISR hàng hải không còn là vấn đề băn khoăn của những nước ở đây”, ông Euan Graham, Giám đốc chương trình an ninh quốc tế thuộc viện nghiên cứu Lowy (Sydney, Úc) nói. Theo ông Graham, bên cạnh mục đích giám sát vùng biển, lãnh hải; còn có nhiều lý do buộc chính phủ các nước phải dành khoản ngân sách cần thiết cho thiết bị ISR, đó là chống cướp biển, buôn lậu. Thậm chí ngay cả khi không có tranh chấp, các nước vẫn muốn đầu tư hệ thống ISR.
“Nhiều nước Đông Nam Á cần có người canh gác để theo dõi những gì đang xảy ra trong sân nhà mình”, ông nói với hàm ý về hệ thống ISR mà những nước như Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam sẽ ưu tiên trong mua sắm quốc phòng.
Nhu cầu này đang tạo ra cơ hội cho các công ty chế tạo máy bay của Mỹ như Boeing và Sikorsky. Wall Street Journal đưa tin, Philippines chi 132 triệu USD để mua 2 máy bay do thám tầm xa mới và kêu gọi Mỹ và Nhật nhượng lại cho các chiếc P-3 Orion đã cũ để thay thế những máy bay hạng nhẹ Philippines đang sử dụng nhưng đã quá cũ. Hồi đầu năm nay, Manila đã bỏ ra 55 triệu USD để mua 2 chiếc C-130 loại đã qua sử dụng của Mỹ để phục vụ công việc thăm dò, giám sát vùng biển của Philippines.
Máy bay do thắm nhu cầu cần thiết của các nước trong vùng châu Á-Thái Bình Dương - Ảnh: ReutersMáy bay do thám, nhu cầu cần thiết của các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương
 - Ảnh: Reuters
P-3 Orion là loại máy bay do thám nổi tiếng đã phục vụ Hải quân Mỹ trong 5 thập kỷ qua. Nó có thể sục sạo vài ngàn cây số vuông trong một chuyến bay và trong mọi thời tiết. 
Mỹ và Nhật dự kiến cho nghỉ hưu 200 chiếc P-3 để chuyển sang sử dụng loại máy bay trinh sát săn ngầm mới là P-8 Poseidon và P-1 Kawasaki, để có thể theo dõi chặt hoạt động của Trung Quốc, cả ở khu vực Biển Đông. Những chiếc P-3 cũ sẽ được chuyển giao cho các đồng minh của Mỹ và Nhật. Tờ báo cho biết, Việt Nam cũng muốn mua loại máy bay P-3 Orion này.
Trong khi đó, tướng Rodzali Daud, chỉ huy quân đội Malaysia, nói hồi tháng 5.2015 rằng Kuala Lumpur cần từ 6 đến 8 máy bay do thám, sau khi sự biến mất bí ẩn của máy bay MH 370 thuộc hãng hàng không Malaysia Airlines đặt ra nhu cầu cần trang bị máy bay do thám. Tuy nhiên, ngân sách đang là bài toán lớn cho Kuala Lumpur, theo Wall Street Journal.
Singapore là một trong những nước hiếm hoi không dính vào tranh chấp trên biển ở khu vực, tuy nhiên đảo quốc này đang nhắm mua máy bay do thám thế hệ mới để thay thế 5 chiếc Fokker 50 đang sử dụng.
Wall Street Journal không đưa ra thông tin gì về hệ thống ISR của Trung Quốc. Tuy nhiên, hồi tuần qua, Bắc Kinh tuyên bố lắp ráp gần xong loại thủy phi cơ lớn nhất thế giới để phục vụ nhu cầu trinh sát Biển Đông và chào hàng với thị trường trong khu vực đang có nhu cầu rất lớn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.