Thời sự hóa để tạo thế

17/09/2015 10:22 GMT+7

Những động thái mới của CHDCND Triều Tiên trước hết nhằm vào Mỹ, nhưng cũng nhằm phát tín hiệu đến những đối tác khác liên quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

CHDCND Triều Tiên không chỉ xác nhận tái hoạt động lò phản ứng hạt nhân ở Yongpyon mà còn tuyên bố sẵn sàng đánh trả hạt nhân vào bất cứ thời điểm nào đồng thời cho biết sẽ tăng cường tiềm lực hạt nhân.

Những động thái mới này trước hết nhằm vào Mỹ, nhưng cũng nhằm phát tín hiệu đến những đối tác khác liên quan trực tiếp đến quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hạt nhân Triều Tiên là Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga.

Hình ảnh chụp từ vệ tinh lò phản ứng hạt nhân ở Yongpyon, Triều Tiên - Ảnh: AFP
Thật ra thì chúng không gây bất ngờ. Theo thỏa thuận năm 2007, Triều Tiên chấp nhận ngừng hoạt động lò phản ứng Yongpyon để đổi lấy viện trợ quốc tế và thúc đẩy tiến trình đàm phán 6 bên. Nhưng khuôn khổ đàm phán này bị ngưng trệ từ năm 2009 và Bình Nhưỡng đã tuyên bố rời bỏ vô thời hạn. Triều Tiên không còn cảm thấy bị ràng buộc vào thỏa thuận 2007 và các đối tác khác cũng cảm thấy không thể ràng buộc nước này vào nó. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên trôi dần khỏi tâm điểm chú ý của dư luận khu vực và thế giới.
Trong quãng thời gian ấy, Triều Tiên có sự thay đổi lãnh đạo, vấn đề hạt nhân Iran đã được giải quyết, ở châu Á - Thái Bình Dương nổi cộm những vấn đề chính trị an ninh khác và Triều Tiên dường như thất thế trong những chuyện song phương vừa xảy ra với Hàn Quốc.
Phải nhìn nhận những động tác mới nói trên của Triều Tiên trong bối cảnh ấy để thấy dụng ý là thời sự hóa chuyện cũ để tăng vị thế và uy thế cho mình. Các đối tác kia dẫu lo ngại đến mấy cũng không đến nỗi lo sợ vì mô thức hành xử kiểu này vẫn cũ nhiều hơn mới.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.