Tài xế ''xe điên' náo loạn đường phố Sài Gòn có thể bị phạt 10 năm tù?

Việc xác định tài xế “xe điên” bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự phải căn cứ hậu quả của vụ tai nạn (gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của nạn nhân) hay không.

Việc xác định tài xế “xe điên” bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự phải căn cứ hậu quả của vụ tai nạn (gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của nạn nhân) hay không.

Tài xế Trịnh Hữu Đông - Ảnh do PC67 Công an TP.HCM cung cấpTài xế Trịnh Hữu Đông - Ảnh do PC67 Công an TP.HCM cung cấp
Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 7 giờ ngày 11.3, ô tô 7 chỗ BS 48H - 0217 do tài xế Trịnh Hữu Đông gây tai nạn trên đường Trường Chinh rồi bỏ chạy tông khoảng 13 phương tiện, thậm chí rút dao đâm CSGT.
Sau khi vụ việc xảy ra, trên mạng xã hội phát sinh nhiều tranh cãi liên quan. Theo đó, nhiều ý kiến băn khoăn, trong tình huống này, CSGT có được phép truy đuổi hay không? Nếu truy đuổi gây hư hỏng về tài sản (ô tô, xe máy...) hay nguy hiểm tính mạng cho người đi đường, trách nhiệm sẽ ra sao? Tài xế Đông chịu trách nhiệm ra sao?
Về những thắc mắc nêu trên, luật sư (LS) Nguyễn Đức Chánh (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, việc xác định tài xế Trịnh Hữu Đông chỉ bị xử phạt hành chính hay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 202, Bộ luật Hình sự (BLHS) tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ phải căn cứ vào việc xác định hậu quả của vụ tai nạn (gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của nạn nhân hay không).
Nếu hậu quả vụ tai nạn gây ra thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên thì căn cứ vào tiểu mục 4.1, mục 4 Nghị quyết 02 năm 2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, thì tài xế Đông có dấu hiệu tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Nếu tài xế Đông có sử dụng chất kích thích mạnh và hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm, thì đây là tình tiết định khung hình phạt quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 202 BLHS hiện hành, với mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
LS Chánh phân tích thêm, về trách nhiệm dân sự, theo Điều 608, 609 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005, tài xế Đông (hoặc chủ sở hữu xe và trong trường hợp có lỗi) thì phải bồi thường thiệt hại gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại... Ngoài ra, người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
CSGT có quyền truy đuổi?
Infographic: Toàn cảnh vụ xe điên - Thực hiện: Công Nguyên - Phước Huy


Theo quy định của pháp luật thì không có điều khoản nào nói rõ cho phép CSGT có quyền truy đuổi người vi phạm giao thông mà chỉ cho phép CSGT được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát…
Tuy nhiên, LS Chánh cho biết, theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 01 năm 2016 của Bộ Công an, CSGT được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật…
Việc CSGT ra hiệu lệnh dừng xe mà tài xế không chấp hành, bỏ chạy thì đây được coi là hành vi vi phạm không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. Lúc này, CSGT có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi này, trong đó có quyền truy đuổi để bắt giữ và xử lý vi phạm.
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ (ô tô) giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ chủ sở hữu ô tô biết người đó không có bằng lái ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Hoặc nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.