'Thầy đồ chính ngạch' đắt hàng đầu năm

21/02/2015 22:04 GMT+7

(TNO) Theo phong tục truyền thống, ngày mùng 3 “Tết thầy” hàng nghìn người dân thủ đô lại đổ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ, cầu mong cho một năm mới may mắn và bình an.

(TNO) Theo phong tục truyền thống, ngày mùng 3 “Tết thầy”, hàng nghìn người dân thủ đô lại đổ về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để xin chữ, cầu mong cho một năm mới may mắn và bình an.

 

Hội chữ Xuân 2015 được tổ chức đến 5.3 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Mùi) - Ảnh: Ngọc Thắng


So với năm ngoái, Hội chữ Xuân Ất Mùi 2015 được tổ chức quy củ, bài bản hơn, đồng thời được mở rộng nhằm đáp ứng nét đẹp văn hóa ngày đầu xuân của người dân Hà Nội.

 

Chuẩn bị cho Hội chữ Xuân 2015, Ban tổ chức đã tổ chức hai kỳ thi sát hạch để kiểm tra trình độ các “ông đồ”, đã chọn được hơn 100 người tham gia viết thư pháp, cho chữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám năm nay.

 

Một điểm mới tích cực khác là năm nay, Ban tổ chức công bố giá giấy viết thư pháp công khai, tránh tình trạng giá cả lộn xộn.

 

 Một số hình ảnh về Hội chữ Xuân Ất Mùi được phóng viên Thanh Niên Onlne ghi lại hôm nay. 

Hàng nghìn người dân thủ đô và các địa phương lân cận chen chân tại cổng Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày mùng 3 Tết Ất Mùi - Ảnh: Ngọc Thắng
Xin chữ đầu năm mới trong khoảng dăm năm trở lại đây đã trở thành một hoạt động được người dân ưa thích mỗi dịp Tết đến, Xuân về - Ảnh: Ngọc Thắng
Mặc dù khá đông nhưng việc tổ chức khá bài bản quy củ, tránh được tình trạng chen lấn lộn xộn - Ảnh: Ngọc Thắng
Hàng trăm người xếp hàng trật tự nối chân nhau mua giấy trong sân Văn Miếu trước khi xin chữ - Ảnh: Ngọc Thắng
Các "thầy đồ" cho chữ trong sân Văn Miếu năm nay là những người đã vượt qua được hai kỳ sát hạch - Ảnh: Ngọc Thắng
Những bức thư pháp được phơi trên sân Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh: Ngọc Thắng
Nhiều bạn trẻ không muốn đặt chữ "thánh hiền" xuống đất nên đã cầm tay các bức thư pháp để phơi chữ - Ảnh: Ngọc Thắng
Tại khu vực Hồ Văn cảnh tượng có vắng vẻ hơn một chút so với trong sân Văn Miếu - Ảnh: Ngọc Thắng
Một "thầy đồ" trẻ đang thực hiện bức thư pháp - Ảnh: Ngọc Thắng
Các "thầy đồ" không qua được cửa sát hạch đành chọn vỉa hè phố Văn Miếu để hành nghề. Có lẽ vì trong Văn Miếu quá đông nên các "thầy đồ không chính ngạch" vẫn bán được khá nhiều chữ - Ảnh: Ngọc Thắng
Việc trông giữ xe chưa được tổ chức tốt nên tình trạng ùn tắc, lộn xộn vẫn diễn ra quanh khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ảnh: Ngọc Thắng
 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.